Bạn sắp vào đại học và sợ đối mặt với những thay đổi của cuộc sống? Thực tế, quá trình chuyển đổi từ trung học phổ thông lên đại học thường gây cho sinh viên một số sự bỡ ngỡ. Điều quan trọng là bạn cần phải xác định mục tiêu của mình và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Có rất nhiều thứ mà bạn phải cân nhắc và suy xét kĩ càng.

Đừng nghĩ là học đại học là khổ. Cuộc sống sinh viên có rất nhiều điều thú vị , nó chính là bước đệm giúp bạn định hình công việc của mình trong tương lai, Vì vậy muốn thành công, chúng ta phải biết rõ 10 điều sau đây:

1. Quản lý tiền bạc.

Bạn là người có học, bạn cũng phải tiêu tiền một cách có học. Đầu tiên bạn hãy tạo cho mình thái độ trân trọng đồng tiền mà bạn, bố mẹ và người khác làm ra.

Nếu có thể, bạn nên ghi chép tất cả các khoản thu nhập, tiết kiêm và chi tiêu lại. Ranh giới giữa cái cần và cái muốn rất mong manh. Đừng lãng phí tiền bạc vào những thứ không đáng. Chỉ mua sách và đồ dùng học tập khi thật sự cần thiết, tốt nhất là bạn nên đọc và mượn ở thư viện. Khi bạn làm như vậy thì đồng nghĩa bạn đã tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức mà bạn có thể dùng trong việc khác.

Nếu như bạn là một người nghiện mua sắm thì cũng nên tập dần cho mình thói quen kiềm chế bạn thân, giảm chi tiêu hết mức có thể.

Ngoài ra thì bạn hãy tập tiết kiệm dần đi. Chính số tiền tiết kiệm nhỏ bạn bỏ ra mỗi ngày lại tạo ra sự khác biệt lớn trong chính con người của bạn. Nếu thực sự cần tiền để tự nuôi sống bản thân thì việc làm thêm ngoài giờ chính là một sự lựa chọn sáng suốt

2. Quản lý thời gian.

Quản lý thời gian thực sự rất quan trong. Bạn phải cân bằng giữa thời gian học, thời gian làm thêm và cả thời gian dành cho các hoạt động ngoài giờ. Trong lớp học bạn phải tuân thủ mọi quy định thầy cô đưa ra, ghi chép đầy đủ, tham gia trao đổi bài. Chính những thói quen đó sẽ đóng góp một phần lớn vào thành công của bạn sau này.

Trước khi hứa với ai đó điều gì, bạn cần chắc chắn là mình có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu không thì chẳng mấy chốc áp lực lại tìm đến bạn.

3. Trường học không phải kẻ thù.

Bạn phải luôn nhớ trường học không phải kẻ thù của bạn. Dù cho bạn có bị khiêu khích, dụ dỗ thế nào đi chăng nữa thì cũng đừng cố chống lại trường học, chống lại người thầy, người cô của mình. Hãy thẳng thắn và nói lên những điều mà mình còn vường mắc.

4. Học cách phớt lờ những người nói quá nhiều.

Cuộc sống xã hội đóng vai trò thiết yếu đối với mỗi người sinh viên. Hòa thuận với bạn bè cùng lớp, cùng tổ chức không chỉ giúp chúng ta thích nghi được trong môi trường mới mà còn tạo điều khiến phát triển các mối quan hệ lâu dài trong tương lai.

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, chúng ta hãy tạo ra cho mình các khoảnh khắc đáng nhớ với mọi người. Ngoài ra bạn cũng không nên để ý quá nhiều đến những lời đồn đại không cần thiết.

Một số người thường thích đi sâu vào các câu chuyện của người khác. Tuy nhiên chúng ta đừng làm như vậy. Trong xã hội, phải biết điểm yếu của mình cũng như biết kiềm chế bản thân.

5. Thực tập và làm thêm

Hãy cố tìm cho mình một nơi thực tập nếu chưa có. Những trải nghiệm thực tế này chính là các yếu tố để giúp CV của bạn trở nên ấn tượng. Nó còn giúp bạn được ưu tiên hơn so với các bạn đồng trang lứa sau khi tốt nghiệp.

6. Băn khoăn về ngành đang theo học.

Bạn không chắc là có tiếp tục theo cái ngành mà mình đã chọn khi bước chân vào cánh cổng đại học. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng vì bạn có thể thay đổi được.

Ví dụ ở một số trường đại học, sinh viên có quyền chọn ngành học sau năm đầu tiên. Vì vậy khi còn là sinh viên năm thứ nhất, bạn nên dành thời gian để khám phá và suy nghĩ về cơ hội việc làm của lĩnh vực mà bạn định chọn, rồi sau đó mới đưa ra quyết định. Nếu có cơ hội, bạn có thể tham gia một vài các lớp khác nhau để khám phá ra những điều thú vị ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể lúc đó bạn sẽ rất bất ngờ.

7. Hãy xin sự giúp đỡ từ những thầy cô cố vấn.

Thường thì các trường đại học sẽ tìm cho mỗi học sinh một thầy cô cố vấn trong khoa viện phù hợp với lĩnh vực mà sinh viên đang theo đuổi. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy bạn muốn được học hỏi nhiều hơn nữa từ các thầy cô, thì bạn có thể tự xin thêm thầy cô cố vấn cho mình.

8. Sử dụng thư viện và các phòng nghiên cứu.

Cơ sở vật chất trong trường học chính là để phục vụ cho các hoạt động dạy học, nghiên cứu của cả giáo viên lẫn học sinh. Việc tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo tại trường chính là cơ hội để bạn được tiếp xúc nhiều hơn với các sách báo trong thư viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường

9. Thiết lập mục tiêu.

Trường học là nơi dạy chúng ta cách nhìn xa trông rộng. Đặt mục tiêu cho mỗi môn học của mình cũng góp phần nâng cao tầm nhìn của chúng ta. Tuy nhiên cũng đừng quá nặng nề với bản thân.

10. Giữ gìn sức khỏe.

Giữ gìn sức khỏe là điều chúng ta đã được dạy từ khi còn nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên sẽ làm mạch máu não dễ dàng được lưu thông, từ đó tâm trạng trở nên vui vẻ hơn, giấc ngủ trở nên ngon hơn, mọi áp lực và bực tức trong cơ thể đều tan biến. Tập thể dục vài tiếng một tuần còn giúp bạn tỉnh táo hơn, tiếp thu được nhanh hơn. Vì vậy mà chúng ta hãy ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh.

-BIÊN DỊCH-