Bất cứ một cặp vợ chồng nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi hay tin đón một thiên thần mới sau những cuộc yêu đầy nỗ lực của cả hai. Tâm lý trở nên lo lắng khi không biết thời gian này quan hệ vợ chồng có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Nhiều người còn cảm thấy tội lỗi khi ham muốn chuyện quan hệ, cũng như tâm lý lo sợ em bé có thể bị dị dạng hoặc sức khỏe yếu khi chào đời. Hãy đọc bài viết có bầu có được quan hệ không dưới đây bạn sẽ có câu trả lời nhé.

Tần suất “yêu” khi mang thai như thế nào?

Có bầu có được quan hệ không? Tần suất "yêu" khi mang thai 1

Việc mang thai lần đầu, ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của rất nhiều các mẹ trẻ do cơ thể mệt mỏi, nặng nề có mẹ bị ốm nghén nặng chính vì thế mà nhu cầu về ham muốn tình dục giảm. Giai đoạn tiếp theo, cơ thể đã đang dần dần thích nghi với những thay đổi về hormon cũng như tăng thể tích máu, đồng thời vú nhạy cảm hơn do đó làm cho tăng cảm giác ham muốn.

Thai nhi của các chị em phụ nữ có thể chia làm ba giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: Tháng đầu tiên cho đến tháng thứ 3 khi mang thai. Trong thời điểm này, sự đòi hỏi sinh lý cũng như nhu cầu thoã mãn tình dục có dao động tăng đôi chút. Tuy nhiên đa số các chị em phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, và ít hứng thú.

– Giai đoạn giữa: Tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 của kỳ mang thai. Đa số thai phụ có tăng cường độ thỏa mãn cũng như sự đòi hỏi hơn mức bình thường đôi chút, do vấn đề tâm lý được ổn định. Đặc biệt ở một số người, nhu cầu về thỏa mãn tình dục lại tăng cao gần như gấp đôi trước thời kỳ mang thai.

– Giai đoạn cuối: Kể từ tháng thứ bảy cho đến cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động cũng như bản năng bảo vệ của người mẹ do đó nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất không có, thậm chí hẳn sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái.

Các tư thế quan hệ khi mang thai an toàn

– Tư thế mặt đối mặt: Cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn bình thường, đặc biệt là nó không gây tác động lên bụng của thai phụ. Bạn và đối tác cần nằm đối diện nhau, anh ấy có thể nằm thấp hơn so với bạn hoặc là bạn đặt chân lên người anh ấy để thoải mái và dễ thực hiện

Có bầu có được quan hệ không? Tần suất "yêu" khi mang thai 2

– Tư thế phụ nữ ở trên: Tư thế này rất có lợi thế về chiều sâu hay góc thâm nhập. Vị trí này đôi khi có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Khi thực hiện tư thế này, chị em có thể làm chủ được những áp lực tối thiểu của anh ý trên vùng bụng. Ở tư thế này, các chị em có thể dừng lại khi thấy có điều gì đó bất ổn.

Có bầu có được quan hệ không? Tần suất "yêu" khi mang thai 3

– Tư thế Mép giường: Nằm ngửa ở gần mép giường cùng với đôi chân để thõng theo thành giường cũng có thể để chân để dưới sàn nhà. Chồng bạn có thể đứng hoặc cúi. Tư thế này không thể vào sâu nhưng phần nào tránh được áp lực cho bà bầu.

Bài viết trên của chúng tôi đã giúp cho các mẹ bầu có được câu trả lời có bầu có được quan hệ không và những tư thế khi quan hệ. Mong rằng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp cho các mẹ bầu đảm bảo được sức khỏe cho bản thân và cho thai nhi.