Mang thai tuần thứ 5 với nhiều sự thay đổi lớn bên trong cơ thể mẹ bầu. Thai nhi bây giờ đã phát triển nhanh chóng các chồi tay, chân và não bé tăng trung bình ¼ triệu nơ-ron thần kinh mỗi phút. Lúc này bé đã lớn hơn khoảng 10.000 lần so với khi bạn mới bắt đầu thụ thai, nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được hạt đậu tí hon kia đang xoay chuyển thế nào trong tử cung của mình. Và nó sẽ tiếp tục đi hết nửa đoạn đường khi bạn đã qua giai đoạn 2 (3 tháng kế tiếp) của thai kỳ. Hãy cùng xem trong thời gian mang thai tuần thứ 5 này có gì thay đổi nhé.

Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn tuần thứ 5 của thai kỳ

Phôi thai phát triển sâu trong tử cung của bạn với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt đậu và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Em bé tạo thành ba lớp ngoại bì, trung bì, nội bì – mà sau này sẽ hình thành tất cả các cơ quan và mô của mình.

Ống thần kinh từ não của bé, cột sống, dây thần kinh, và xương sống sẽ hình thành và đang bắt đầu phát triển ở lớp trên cùng, gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ cung cấp cho da, tóc, móng tay, tuyến vú, mồ hôi, và men răng.
Trái tim và hệ thống tuần hoàn bắt đầu hình thành trong lớp giữa hay gọi là trung bì. (Tuần này, trên thực tế, trái tim nhỏ bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và có nhịp đập bơm máu.) Trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, mô.

Ở lớp thứ ba hay nội bì, phổi, ruột, và hệ thống tiết niệu ban đầu, cũng như gan, tuyến giáp và tuyến tụy.

Trong khi đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé của bạn đã hoạt động.

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai tuần thứ 5 1

Những thay đổi của bà bầu trong khi mang thai tuần thứ 5

  • Bạn có thể sẽ bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già và làm nó hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
  • Bạn sẽ tiếp tục có các triệu chứng như ở tuần trước. Cảm giác nhờn nhợn, không thể chịu nổi một số món ăn, tình trạng nôn mửa và thậm chí là nóng trong ngực có thể xuất hiện trong suốt cả ngày.
  • Bạn có cảm giác phải nuốt nước miếng liên tục, gần như là phải cần đeo một cái yếm, nhưng thực ra thì chưa đến mức như vậy. Hãy luôn cẩn thận giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng hay vệ sinh lưỡi, nhớ không nên để bản chải hay dụng cụ đi quá xa vào phía cổ họng, vì phản xạ ở vùng này  của bạn bây giờ  có thể rất nhạy cảm, có thể gây ra những cơn nhợn.
  • Bạn có thể bị nổi nhiều mụn như thể là quay trở lại tuổi dậy thì. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần.
  • Bạn có thể luôn cảm thấy nóng bức và muốn cởi phăng quần áo ra ngay khi có cơ hội. Điều này là do sự gia tăng lượng máu cũng như các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.
  • Bạn có thể cảm thấy phần bụng có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên khỏi vùng xương chậu của bạn. Một số bà bầu thì lên cân trong ba tháng đầu, trong khi một số khác lại giảm cân, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá nhân.
  • Bạn có thể cảm thấy thực sự mệt mỏi, và cho dù có ngủ nhiều cũng không làm cho hết mệt được. Đây là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên vào cuối giai đoạn này thì sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.

Trong thời gian 5 tuần tuổi này các bà mẹ nên tập thói quen tập thể dục. Tập thể dục giúp bạn phát triển sức mạnh và sức chịu đựng, bạn sẽ cần phải quản lý trọng lượng khi mang thai. Nó có thể giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ, và nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một căng thẳng lớn. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng những khó chịu khi sinh con.