Thông thường, vào những tháng cuối của thai kỳ cần phải theo dõi những dấu hiệu chuyển dạ của mẹ, đặc biệt là đối với những mẹ mang bầu lần đầu tiên. Nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ thực sự trước khi sinh sẽ giúp các mẹ và gia đình vượt cạn thành công và an toàn. Bài viết đau chuyển dạ như thế nào sẽ giúp các mẹ hiểu được điều đó, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Các dấu hiệu đau chuyển dạ như thế nào

Vài tuần cuối của thai kỳ, các chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có xu hướng tụt xuống thấp, xương chậu dãn nở đủ rộng, đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất trong đau chuyển dạ:

Mệt mỏi, đi lại nặng nề: Áp lực của trọng lượng thai nhi nên xương chậu và ổ bụng nhiều hơn do đó cơ thể thấy mệt mỏi, đau lưng, dáng đi dạng chân 2 bên.

Đau chuyển dạ như thế nào? Những dấu hiệu và lời khuyên cho thai phụ 1

– Phù chân: Chân thai phụ sẽ bị phù do trọng lượng thai nhi to, đầu thai nhi xuống thấp chèn ép nên các tĩnh mạch vùng xương chậu làm cho máu khó về tim, do đó hoạt động bơm máu về chân giảm. Để hạn chế các mẹ nên vận động nhiều bằng cách đi bộ và tập thể dục

Thai nhi xuống bụng: Thai nhi đang dần di chuyển xuống phía dưới để lọt vào khung xương chậu, những ngày này các mẹ hay có cảm giác con sắp bị tuột khỏi cửa mình.

Cổ tử cung đạt 100%: Càng gần ngày chuyển dạ, độ xóa cổ tử cung sẽ dần đạt đến 100%. Tức là chiều dài vốn có biến mất và trở thành bộ phận dưới đáy của cổ tử cung

Xuất hiện dịch nhầy đỏ: dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu như lòng trắng trứng gà do nội tiết tố thai kỳ thay đổi, chúng báo hiệu ngày lâm bồn gần kề.Chú ý thời gian này nên thường xuyên rửa sạch bằng nước đun xôi để nguội để tránh viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời mặc quần nót rộng

– Đi tiểu thường xuyên: Nguyên nhân thời gian này thai nhi đã ổn định, đầu nọt vào xương chậu tạo ra áp lực đến trực tràng gây cảm giác buồn đi vệ sinh. Chú ý không được nhin tiểu buồn phải đi ngay, tránh tình trạng ứ động làm chèn ép đường ra của thai nhi

– Vỡ ối: Khi thấy nước ối trào ra ồ ạt, tức là chỉ còn 1-2 giờ nữa là sinh, do đó cần đến bệnh viện ngay

– Cơn co thắt tử cung bắt đầu và có quy luật: Chúng diễn ra theo quy luật, có thể kéo dài 5 phút diễn ra lần tiếp theo sau 30 phút. Nếu các con đau tăng dần tức là dấu hiệu của cơn đau đẻ

Vài lời khuyên cho thai phụ

Qua phân tích ở phần trên đau chuyển dạ như thế nào, tiếp theo chúng tôi xin đưa ra vài lời khuyên dành cho thai phụ khi thấy những dấu hiệu chuyển dạ.

– Thông báo cho chồng và người thân biết ngay để chuẩn bị

Đau chuyển dạ như thế nào? Những dấu hiệu và lời khuyên cho thai phụ 2

– Bình tĩnh, tắm rửa vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đóng băng vệ sinh hoặc có thể dùng bỉm thấm hút dịch âm đạo chảy ra

– Trên đường di chuyển đến bệnh viện cần hết sức cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra

Chúng tôi những người chia sẻ bài viết đau chuyển dạ như thế nào hy vọng giúp ích điều gì đó cho các chị em. Chúc các mẹ bầu sức khỏe, mẹ tròn con vuông.