Khi càng gần đến ngày sinh, các cơn đau co tử cung thường xuất hiện và khiến không ít mẹ bầu nhầm lẫn với cơn đau đẻ thật. Để chuẩn bị thật tốt cho ngày vượt cạn sắp tới, dưới đây là một số cách giúp các mẹ phân biệt đau bụng chuyển dạ như thế nào là thật với chuyển dạ giả.

Phân biệt giữa chuyển dạ giả và đau bụng chuyển dạ như thế nào

Phân biệt đau bụng chuyển dạ như thế nào là thật 1

Trong những tháng cuối của thai kì,bồn chồn và lo lắng là cảm giác chung của tất cả các bà mẹ. Vì vậy thường dẫn đến tình huống chị em gói ghém đồ đạc vào viện sinh con nhưng lại phải ra về bởi không ít người nhầm lẫn giữa cơn co thắt sinh lý với chuyển dạ thật.

Bạn sẽ nhận ra đâu là cơn đau bụng chuyển dạ thật và đâu là cơn chuyển dạ giả nếu bình tĩnh và chú ý những điều dưới đây:

– Bạn sẽ cảm thấy những cơn co thắt tập trung ở vùng bụng dưới, không liên tục và không mạnh dần lên với cơn chuyển dạ giả. Còn cơn đau bụng chuyển dạ như thế nào mới là thật khi cảm giác đau bắt đầu ở lưng dưới, kéo quanh thành bụng và cũng tăng lên sức ép lên vùng chậu.

Một số trường hợp phụ nữ cảm giác đau quặn, hoặc có thể thấy đau hai bên sườn giống như bị chuột rút.

– Xét về mặt tần suất và cường độ thì cơn chuyển dạ giả bất ngờ xuất hiện và không đều đặn. Trong khi đó tần suất đau bụng chuyển dạ như thế nào đảm bảo là bé sắp chào đời đó là khi tần suất cùng với cường độ đau bụng đều đặn hơnvà càng lúc càng dồn dập và mạnh mẽ hơn, mỗi cơn co kéo dài khoảng 30 – 70 giây.

– Khi bạn thay đổi tư thế, đi lại hoặc nghỉ ngơi,cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc ngừng lại. Cho dù bạn có thay đổi tư thế hay làm gì đi chăng nữa nếu là cơn chuyển dạ thực sự thì nó cũng không biến mất.

Khi nào bạn cần phải đến bệnh viện ngay?

Phân biệt đau bụng chuyển dạ như thế nào là thật 2

Các cơn co của bạn trở nên thường xuyên, đều đặn và đau, nếu bạn mang thai chưa được 37 tuần, hoặc bạn có bất kì dấu hiệu sinh non nào dưới đây:

  • Hơn 4 lần xuất hiện cơ co thắt trong vòng 1 giờ, ngay cả khi chúng không gây đau hoặc đau bụng trong rất giống đau bụng kinh.
  • Chảy máu âm đạo
  • Tính chất dịch âm đạo thay đổi và tiết dịch âm đạo tăng, trở nên nhớt, loãng hoặc có màu hồng nhạt có lẫn máu.
  • Tăng sức ép lên vùng chậu.
  • Nếu cơn đau thắt lưng âm ỉ hoặc đau theo nhịp.

Khi bạn mang thai đủ 37 tuần trở lên thì không nhất thiết phải vào viện, cho đến khi có các cơn co thắt kéo dài trong khoảng 60 giây mỗi đợt, cách nhau năm phút và liên tục như vậy trong một giờ.

Tuy nhiên, nếu bạn đang chảy máu hoặc bị rò nước ối thì cần phải vào viện ngay.

Vì thời gian dự sinh của bạn không chính xác tuyệt đối,bạn nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho thời gian nằm viện từ sớm. Và trong quá trình mang thai,hãy giữ liên lạc với bác sĩ để được tư vấn khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Trên đây là cách phân biệt giữa đau chuyển dạ giả và đau bụng chuyển dạ như thế nào. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để có thể chuẩn bị cho việc chào đón thành viên mới được tốt hơn.