Hầu hết sau khi sinh trẻ đều có dấu hiệu bị vàng da. Vậy đâu là dấu hiệu vàng da bình thường và đâu là dấu hiệu vàng da bệnh lý cần được chữa trị. Gặp bác sĩ để giải đáp những lo lắng của mẹ về trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Điều trị như thế nào? 1

Sau khi sinh những tế bào hồng cầu thai nhi sẽ bị phá vỡ và thay thế vào đó là tế bào hồng cầu trưởng thành. Một lượng chất sắc tố màu vàng có tên Bilirubin được phóng ra vào máu khi hồng cầu thai nhi bị vỡ sẽ làm cho da trẻ có màu vàng, lượng Bilirubin này càng cao thì da trẻ sẽ càng vàng.

Đa số hiện tượng này xảy ra ở những trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân và một tỉ lệ rất ít xảy ra ở trẻ sinh đủ ngày. Nếu vàng da xuất hiện ngay sau khi sinh từ 2-3 ngày thông thường là vàng da sinh lí và vàng da xảy ra sau khi sinh từ 1-2 ngày hoặc bị vàng da ngay từ khi lọt lòng hầu hết là vàng da bệnh lí.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Điều trị như thế nào? 2

Đa phần những trẻ bị vàng da sẽ tự khỏi trong vòng từ 1 tuần đến 10 ngày khi hồng cầu của trẻ đã ổn định, các huyết sắc tố màu vàng sẽ được đào thải và tiêu biến qua phân và nước tiểu của trẻ.

Tuy nhiên, trường hợp nguy hiểm hơn khi các huyết sắc tố màu vàng Bilirubin này gia tăng và ngấm vào não dễ khiến trẻ bị ảnh hưởng não như hôn mê, co giật, hoặc gặp những di chứng tâm thần nguy hiểm hơn trẻ có thể bị tử vong.

Lúc này, mẹ cần nhanh chóng phát hiện kịp thời trẻ bị vàng da sinh lí hay vàng da bệnh lí để có những điều trị tích cực cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ dàng nhận thấy được bằng mắt thường. Hãy quan sát trẻ ở nơi có ánh sáng tốt. Tuy vậy để phân biệt được vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí lại không hề dễ dàng vì ranh giới giữa 2 loại vàng da này rất mong manh. Mẹ hãy để ý đến những dấu hiệu sau đây:

  • Khi nghi ngờ trẻ bị vàng da mẹ hãy lấy ngón tay của mình ấn nhẹ vào da trẻ và giữ trong vòng 2-3s sau đó buông ra. Nếu trẻ thật sự bị vàng da thì vùng da nơi ngón tay mẹ ấn sẽ có màu vàng rõ rệt khi đó cần cảnh giác tới những dấu hiệu khác.
  • Trẻ bị vàng da nhiều ở đầu và cổ , trẻ vẫn bú và ngủ tốt không quấy khóc thì khả năng là trẻ bị vàng da sinh lí.
  • Trẻ bị vàng da toàn thân, nặng ở ngực, bụng thậm chí lan tới chân. Cùng với đó trẻ bỏ bú, ngủ li bì, quấy khóc mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi viện để được điều trị kịp thời tránh cho trẻ bị nhiễm độc thần kinh thậm chí tử vong.

Trẻ bị vàng da sẽ được điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Điều trị như thế nào? 3

Nếu trẻ bị vàng da sinh lí thì trẻ có thể tự điều trị tại nhà. Phòng của trẻ nên được sạch sẽ, thoáng mát mà có cửa sổ, đặt trẻ gần cửa sổ và nới mũ cũng như áo của trẻ và để cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào trẻ, thời gian thích hợp là trước 9h sáng.

Trong trường hợp trẻ sinh mùa đông và không thể chiếu ánh nắng trực tiếp mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để chiếu đèn và không cần nhập viện. Cho trẻ bú nhiều để các huyết sắc tố màu vàng nhanh chóng đào thải qua đường tiêu hóa.

Đối với trẻ bị vàng da bệnh lí mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi viện.Tại đây trẻ sẽ được điều trị bằng cách chiếu đèn liên tục hoặc thậm chí thay màu. Loại bỏ huyết sắc tố vàng một cách nhanh chóng nhất.

Bài viết trên của chúng tôi hẳn đã phần nào giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Mẹ hãy lưu tâm và quan sát biểu hiện vàng da ở trẻ để có cách xử lí chính xác và kịp thời nhé.