Trong thời gian gần đây có nhiều khảo sát cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm tỉ lệ từ 3 – 5 % những người đang mang thai và tỉ lệ này đang có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của kinh tế, rất nhiều chị em phụ nữ tỏ ra khá lo ngại vì sự hiểu biết về căn bệnh này còn quá ít. Vì vậy, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết hãy theo dõi bài viết sau để có thể nắm rõ hơn về căn bệnh tiểu đường thai kỳ này nhé.

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Để hiểu hơn về căn bệnh này trước hết bạn cần hiểu thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh tiểu đường bình thường, nó cũng ảnh hưởng đến cách sử dụng đường nhưng chỉ xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ còn có thể làm mức đường huyết tăng cao mà không gây ra vấn đề cho bản thân nhưng có ảnh hưởng đến thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ - tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết 1

Những người có nguy cơ phát bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang thai trước.
  • Những người thừa cân hay béo phì cũng có nguy cơ phát bệnh.
  • Những người lớn hơn 25 tuổi.
  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường.
  • Phát hiện thành phần glucose trong nước tiểu.

Các triệu chứng giúp bạn nhận biết có phải mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

    • Bạn cảm thấy thường xuyên khát nước.
    • Thức giấc giữa đêm để uống thật nhiều.
    • Đi tiểu nhiều nước và đi nhiều lần.
    • Khi vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các loại thuốc hoặc kem xức chống khuẩn thông thường.
    • Bạn bị sụt cân và cảm thấy cơ thể mệt mỏi không có chút sức lực và năng lượng nào.

Tiểu đường thai kỳ - tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết 2

  • Khi có những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra hoặc để đề phòng căn bệnh này bạn có thể kiểm tra mỗi khi khám thai định kỳ như vậy sẽ tốt hơn.

Những ảnh hưởng của việc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể việc em bé phát triển quá lớn và có thể phải thực hiện sinh mổ để đưa em bé ra ngoài hoặc khó sinh, như vậy sẽ duy trì thương tích sinh.
  • Những phụ nữ mắc bệnh này thường gặp phải tình trạng tiền sản giật và cao huyết áp.
  • Nếu thực hiện các biện pháp điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường thai kỳ một cách hợp lý có thể làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các biến chúng khác hoặc có thể quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, kết hợp tập thể dục thường xuyên với các bài tập vận động nhẹ và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin được chia sẻ ở trong bài viết thì bạn đã có thể trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cảm ơn các bạn đã ghé đọc bài viết!