Nấc cụt cùng với những cử động đạp trong thai kỳ là những thay đổi thường gặp trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Đây có phải là hiện tượng bình thường không và khi nào thì bạn cần đến gặp bác sỹ để thông báo hiện tượng này?Sau đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng thai nhi nấc cụt và chuyện gì đang xảy ra với bé.

Thai nhi nấc cụt là phản xạ bình thường của thai kỳ?

Thai nhi nấc cụt – Hiện tượng cần biết khi mang thai 1

Có thể bạn sẽ nhận ra em bé của bạn bắt đầu cử động thai máy từ tuần 18 đến 20. Một số bà mẹ có kinh nghiệm sẽ cảm thấy sớm hơn trong những lần mang thai sau đó.

Trung bình, chuyển động đầu tiên của em bé có thể cảm nhận được từ tuần 13 đến 25. Thai máy thường bắt đầu bằng những cử động nhẹ như bỏng ngô trong bụng của bạn. Sau một lát, bạn sẽ cảm nhận được thai đạp và cuộn tròn trong ngày.

Bạn có bao giờ nhận thấy các chuyển động khác đều đặn như nhịp điệu co thắt cơ? Đây có thể là hiện tượng thai nhi nấc cụt. Bạn có thể bắt đầu chú ý đến thai nhi nấc cụt trong ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Nhiều bà mẹ bắt đầu cảm thấy những chuyển động phức tạp trong tháng thứ 6 của thai kỳ.

Một số thai nhi bị nấc cục vài lần trong ngày. Tuy nhiên, một số bà mẹ có thể không ghi nhận hiện tượng này. Cơ chế của thai nhi nấc cục hiện chưa được hiểu rõ, cơ chế này có thể giữ vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của phổi. Trong hầu hết các trường hợp, phản xạ này là bình thường trong một giai đoạn của thai kỳ.

Thai nhi nấc cụt khi nào là bất thường?

Thai nhi nấc cụt – Hiện tượng cần biết khi mang thai 2

Điều quan trọng cần lưu ý là sau tuần 32, nếu hiện tượng thai nhi nấc cụt xảy ra mỗi ngày, với các giai đoạn kéo dài hơn 15 phút thì bạn nên đi khám và thông báo cho bác sỹ ngay lập tức. Hoặc nếu em bé của bạn nấc cụt ba, bốn, năm lần hoặc nhiều hơn trong một ngày, đó cũng có thể là dấu hiệu bất thường cần đi khám.

Bởi vì, hiện tượng này từ sau tuần 32 có thể báo hiệu một vấn đề với dây rốn và thiếu oxy, gây ngạt thai nhi và suy thai rất nhanh.

Bạn có thể cảm thấy những cử động này ở các phần khác nhau của bụng bạn (trên cùng và dưới cùng, từ bên này sang bên kia) hoặc có thể dừng lại nếu bạn thay đổi vị trí của mình. Đây chỉ là hiện tượng đạp. Nếu khi ngồi yên bạn vẫn cảm thấy những cơn giật nhịp nhàng ở một khu vực bụng, đó có thể là hiện tượng thai nhi nấc cụt.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng thai nhi nấc cụt. Trong hầu hết các trường hợp, đây là phản xạ bình thường của thai kỳ, bởi vì em bé của bạn có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị chào đời. Nếu phát hiện những cơn nấc cụt bất thường sau tuần 32, bạn nên đi khám và thông báo cho bác sỹ phụ sản để được kiểm tra kỹ lưỡng