Theo thống kê ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 100.000 đến 150.000 trẻ em sinh non. Để hạn chế việc sinh non các mẹ nên tìm hiểu kĩ các kiến thức cơ bản để tránh nguy cơ này xảy ra. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh sinh non từ đó có biện pháp phòng tránh và xử lí kịp thời nhé!

Sinh non là gì?

Trường hợp người mẹ được gọi là sinh non nếu bé chào đời trước ngày dự sinh khoảng 3 tuần trở lên. Thường thì sinh non được chia làm ba nhóm chính, cụ thể như sau:

Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mẹ bầu sinh non1

  • Sinh non muộn: Bé ra đời với khoảng thời gian tuần thai thứ 35 – 37.
  • Sinh non: Bé ra đời với khoảng thời gian tuần thai thứ 32 – 35.
  • Sinh cực non: Bé ra đời với khoảng thời gian tuần thai thứ 26.

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non. Tuy nhiên, trường hợp bé bị sinh non do một số nguyên nhân chính như sau:

  • Mẹ bầu quá nặng cân hay quá yếu trước khi mang thai.
  • Người mẹ hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường khói thuốc

Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mẹ bầu sinh non2

  • Mẹ bầu không được quan tâm, chăm sóc tốt từ gia đình, đặc biệt từ người chồng.
  • Do sử dụng phương pháp thụ thai trong ống nghiệm.
  • Thai đôi hay thai ba… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sinh non.
  • Thời gian mang thai quá sớm ngay sau khi vừa mới sinh.
  • Gia đình thai phụ có tiền sử sinh non.
  • Bản thân mẹ bầu có sức khỏe không tốt như: bị cao huyết áp, rối loạn đông máu….

Triệu chứng cho thấy bạn có thể sinh non

Sinh non hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu như được phát hiện sớm và áp dụng biện pháp phòng tránh hiệu quả. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể sinh non mà bạn có thể nhận biết được là:

Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mẹ bầu sinh non3

  • Thai phụ bị đau lưng, đau bụng âm ỉ giống như hành kinh.
  • Mẹ cảm thấy căng tức vùng bụng và cùng chậu.
  • Dịch âm đạo thay đổi liên tục, chất nhầy có lẫn máu hay nước.
  • Tử cung của mẹ bị gò lên nhưng không đau.

Cách phòng tránh sinh non

Chính vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh non cho nên hiện nay chưa có một biện pháp nào có hiệu quả chắc chắn trong việc phòng ngừa sinh non. Tuy nhiên, để hạn chế sinh non bạn cần phải có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lí, sống trong môi trường trong lành để giảm thiếu các tác nhân gây ảnh hưởng cho thai nhi. Đồng thời trong thời gian mang thai các mẹ bầu nên có tâm lí thoải mái và cần được chăm sóc tận tình của chồng và gia đình.
Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mẹ bầu sinh non4
Đối với những người từng sinh non thì khi mang thai bắt đầu từ tuần thứ 16 – 20 cho đến tuần thai thứ 36 nên tiêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm nguy cơ sinh non, bảo vệ thai nhi luôn được khỏe mạnh.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng sinh non giúp mẹ bầu có thêm kiến thức, cẩm nang để chăm sóc và bảo vệ thai nhi luôn được khỏe mạnh. Chúc các mẹ có thai kì khỏe mạnh, con yêu của bạn phát triển toàn diện!