Trẻ sơ sinh trong khi ngủ thường hay giật mình tỉnh giấc giữa chừng, nguyên nhân có thể do ốm, sốt dẫn đến khó chịu trong người. Do đó, các mẹ cần phải chú ý quan sát biểu hiện của bé để tìm hướng giải quyết sớm nhất. Để giúp các mẹ có giải đáp tại sao trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo để có thể chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình một cách tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét

– Chế độ ăn uống, vệ sinh chưa hợp lý
+  Dinh dưỡng trong ngày thiếu hụt
+ Thời gian ngủ chưa hợp lý
+ Nhiệt độ phòng chưa thích hợp
-+ Không cho bé ăn bữa phụ vào ban đêm
+ Vệ sinh thân thể chưa sạch sẽ
– Bệnh lý
+ Trẻ bị nhiễm giun kim: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu vào ban đêm, vì giun kim thường hoạt động vào ban đêm gây ngứa hậu môn.

– Trẻ gặp ác mộng

– Trẻ thiếu canxi: Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét về đêm 2

– Hội chứng sợ hãi về đêm:

– Do tâm lý trẻ xáo trộn:nguyên nhân là do giai đoạn mẹ đi làm, bé phải ở nhà với người khác,… khi đó tâm lý bé sẽ xáo trộn và gây ra chứng giật mình khi ngủ.

– Trẻ bị viêm họng hoặc một số bệnh khác

– Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

– Biểu hiện bất thường về chức năng não của trẻ

Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét

Khi trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân nặng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Không nên để đèn sáng khi bé ngủ.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét về đêm 3

– Cha mẹ không nên đung đưa trẻ khi ru ngủ vì việc đung đưa đôi khi có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh non nớt của trẻ, khiến não bộ của trẻ bị tổn thương.

– Cho bé chơi sau khi bú mẹ và cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi.
– Các mẹ nên để nhiệt độ phòng thích hợp từ khoảng 27 – 29ºC hoặc tìm hiểu cách quấn khăn, chăn cho bé ngủ để tránh giật mình khi ngủ.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét về đêm 4

– Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vịn hai tay bé lại để bé không bị giật mình, giữ một lúc mới thả ra

– Cha mẹ lưu ý không nên vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không, cha mẹ chỉ nên dỗ dành bé và cho bé bú khi thấy bé bật khóc hoặc cử động mạnh.

– Bổ sung vitamin D và canxi cho bé đầy đủ. Bổ sung những dưỡng chất cần thiết này bằng sữa mẹ và những sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ.

Sau khi tham khảo bài viết trẻ sơ sinh bị giật mình khóc thét trên đây của chúng tôi thì chắc hẳn mẹ nào cũng đã biết nguyên nhân bé hay giật mình khóc khi ngủ và tìm được cách xử lí phù hợp rồi đúng không. Chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày.