Đầy hơi ở trẻ là một hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên không ít các bậc phụ huynh chưa trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị cũng như góp phần ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị đầy hơi, các mẹ nên tham khảo thật kĩ những kiến thức về việc trẻ bị đầy hơi và cách chữa trị nhé!

Nguyên nhân khiến cho trẻ bị đầy hơi

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị đầy hơi là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Trong đó, phần nhiều là do sự chủ quan cũng như thiếu kiến thức của phụ huynh dẫn tới tình trạng: ép hoặc cho trẻ ăn quá nhiều, cho trẻ ăn quá sớm (trước 5 – 6 tháng tuổi), trẻ ăn phải các thức ăn khó tiêu. Chính nguyên nhân này làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến thức ăn chưa tiêu hóa hết và sẽ bị ứ đọng trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều khí dẫn đến đầy hơi.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị đầy hơi1
Ngoài ra, trẻ còn bị đầy hơi do ăn phải thức ăn bị ôi thiu, thức ăn có mùi chua và bị nhiễm khuẩn lên men thức ăn và sinh hơi trong đường ruột.

Dấu hiệu khi trẻ bị đầy hơi

Khi bị đầy hơi trẻ thường có các biểu hiện như: khóc, không chịu ăn, thậm chí bỏ ăn vì trẻ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra trẻ còn nôn ói, bụng phình chướng, nếu nặng hơn trẻ còn đi ngoài phân loãng.… Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ và có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ yếu dần đi nếu như trẻ bị đầy hơi diễn ra trong một thời gian dài.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị đầy hơi2

Cách điều trị trẻ bị đầy hơi tại nhà

Bố mẹ hoàn toàn có thể xử lí hiệu quả tình trạng trẻ bị đầy hơi tại nhà với những lưu ý sau đây:

  • Đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ: trẻ đã ăn gì, đi tiêu thế nào, có bị ốm hay bệnh gì không. Bố mẹ cũng nên chia nhỏ thức ăn một lượng vừa phải và cho trẻ ăn trong 6 – 8 bữa mỗi ngày để đảm bảo nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
  • Ôm bé sát vào ngực mẹ, để trẻ nằm hơi ngả người xuống, bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ sẽ giúp bé xì hơi tốt và đỡ bị đầy bụng.
  • Giúp trẻ vận động và thay đổi đúng tư thế. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Luân phiên chân này xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên tương tự như đạp xe đạp giảm được khí trong bụng.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị đầy hơi3

  • Massage sẽ là cách đơn giản nhất có thể giúp trẻ bị đầy hơi nhanh khỏi. Mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mình (có thể dùng dầu để massage) xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Hay cũng có thể giúp bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài bằng cách vuốt lưng cho bé.
  • Dùng túi chườm nóng để làm ấm vùng bụng cho bé, từ đó sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm để bé không bị bỏng do da bé còn rất nhạy cảm.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị đầy hơi4

  • Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi trẻ bị đầy hơi kéo dài hoặc trẻ bị đầy hơi kèm nôn ói để được bác sĩ tư vấn và cho uống các loại men tiêu hóa phù hợp.

Các mẹ cần chú ý những động tác, tư thế vận động, lúc massage không nên làm ngay sau khi bé vừa ăn no. Cần cho bé nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi mới được thực hiện. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích để chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn cũng như biết cách xử lý khi trẻ bị đầy hơi. Chúc con bạn luôn luôn khỏe mạnh, gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc!