Cúng đầy tháng cho bé trai là một trong những tập tục của người dân Việt nhằm cảm ơn tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính đối với mười hai bà mụ và mười ba đức thầy đã tạo nên hình hài của bé.

Cách xác định ngày cúng đầy tháng cho bé trai.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào? 1

Việc xác định ngày cúng thường được lấy theo lịch âm như “sau bé gái sụt 2, bé trai sụt 1”. Có nghĩa là cúng đầy tháng cho bé gái thì sẽ sụt xuống 2 ngày, còn cúng đầy tháng cho bé trai thì sẽ sụt xuống 1 ngày so với ngày sinh tính theo âm lịch.

Ta có thể hình dung tính như sau: bé sinh ngày 31/5, thì nếu ở đây ta muốn xác định ngày cúng đầy tháng cho bé trai thì ta sẽ sụt xuống 1 ngày. Vậy tính ra ngày đầy tháng của bé trai sẽ là ngày 29/6. Đấy là cách xác định ngày cúng đầy tháng cho bé trai.

Giờ cúng ngày cúng đầy tháng cho bé trai:

Theo phong tục của người Việt, giờ cúng bất kể là cúng bất cứ thứ gì, vào ngày ra làm sao, đều phải đúng từng chút một, không thể nào để sai sót được.

Ở đây, giờ cúng đầy tháng không quá phụ thuộc ở mức độ phải xem xét theo thầy cúng, mà cúng đầy tháng cho bé trai sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình. Có thể cúng vào sáng sớm hoặc buổi trưa chiều nhưng phải đúng vào ngày cúng đầy tháng của bé trai.

Lễ vật cúng

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào? 2

Trước hết, người nhà nên cúng dâng cho mười hai bà mụ cùng mười ba đức thầy với những lễ vật như sau:

  • Về việc cúng cho mười hai bà mụ, cần có:

+ 12 chén trà ( vùng Nam gọi là trà, còn vùng Bắc gọi là chè ).

+ 12 đĩa xôi ( tuỳ theo từng vùng miền cúng theo từng loại xôi khác nhau. Ví dụ: miền Nam thường cúng xôi gấc, miền Bắc thì là xôi giò, còn người Huế thì thường là xôi đậu xanh cà).

+ 12 chén cháo.

+ 12 dĩa bánh thuộc bánh dành cho trẻ con.

+ 12 dĩa thịt quay bánh hỏi.

+ 12 quả trứng gà.

+ 12 chun nước trắng.

Tất cả những lễ vật trên cúng cho mười hai bà mụ thì nên xếp trên một chiếc bàn lớn với bình bông đặt theo hướng Đông và hoa quả đặt theo hướng Tây theo phong tục: ”Đông bình, Tây quả”.

  • Còn lễ vật cúng cho mười ba đức thầy và 3 đức ông bao gồm thánh sư, tổ sư, và tiên sư gồm các lễ vật như sau:

+ 1 con gà luộc tréo cánh.

+ 1 tô cháo lớn.

+ 1 tô chè lớn.

+ 3 đĩa xôi lớn.

+1 miếng thịt quay.

+ 1 đĩa hoa quả có đủ 5 loai bất kỳ.

+ Trầu cau và giấy tiền vàng bạc.

+ Kèm theo một số lễ vật khác như: gạo, muối, trà, nhang đèn, hoa và nước trắng….

Việc sắp xếp bàn cúng cho mười ba đức thầy và ba đức ông cũng giống như bàn cúng cho mười hai ba mụ như bàn của các đức thầy thì nhỏ và đặt phía trên bàn của mười hai mụ bà.

Sau đó là đến nghi thức cúng, gồm người đại diện cầm ba nến hương và đọc bài khấn khai tên của trẻ, sinh ngày tháng năm, và kèm theo lời vái sức khoẻ, bình yên cho bé. Sau khi, xong nghi thức cúng bái, người nhà xem cho bé trai ngồi giữa và đặt mâm toàn những đồ vật tượng trưng cho những ngành nghề mà bé sẽ được làm trong tương lai như kéo, lược, sách, bút… tuỳ theo gia đình bày biện.

Kết thúc các nghi thức cúng, mọi người cùng trao lời chúc phúc cho bé và cả nhà quây quần, tham gia bữa tiệc mừng cúng đầy tháng cho bé trai, thành viên mới của gia đình.