Ai trong số chúng ta cũng đều thích những bài hát có giai điệu sôi động, vui tươi. Bạn chỉ muốn đứng lên nhún nhảy, hát vang trong khi tắm và sẽ bật chúng mỗi khi lái xe trên đường. Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ thừa nhận rằng mình thích những bài hát nhịp điệu nhanh đến nỗi bật chúng một triệu lần. "Happy " của Pharrell Williams, " I Wanna Dance with Somebody " của Whitney Houston hay " Yellow Submarine " của The Beatles chắc chắn đã từng chúng ta những xúc cảm mãnh liệt như thế.

Tuy nhiên điều kì lạ là nhạc buồn thực sự có khả năng khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn khi bản thân đang buồn chán. Nếu buồn là một cảm xúc mà chúng ta thường tránh, vậy tại sao lúc đấy chúng ta lại nghe những bài hát với giai điệu buồn và hơn thế nữa, điều gì khiến chúng ta làm điều đấy?

“Hello” của Adele hiện tại đang là ca khúc với ca từ buồn nhưng tôi rất yêu thích trong toàn bộ thời gian của bản thân. Ngay cả lúc tôi không hề buồn hay không có một ngày tồi tệ, lời bài hát ấy vẫn cứ không ngừng vang lên trong đầu tôi – khi nhẹ nhàng bâng khuâng, khi lại mãnh liệt và dữ dội. Điều này nghe có vẻ quen quen đúng không? Có lẽ là như vậy. Vì khoa học đã tìm ra một vài điều để giải thích cho chúng ta biết tại sao chúng ta luôn để những ca khúc buồn ở “chế độ phát lại”.

Bối cảnh và kết quả nghiên cứu

Năm 2014, Liila Taruffi và Stefan Koelsch tại Freie Universität Berlin ở Đức đã quyết định tìm hiểu cảm xúc của chúng ta khi nghe những bài hát buồn. Họ đã tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 770 cá nhân từ khắp nơi trên thế giới và công bố nghiên cứu trên tạp chí PLoS ONE. Họ nhận ra rằng hầu hết những ca khúc buồn có thể đem đến những cảm xúc tích cực như sự thanh thản, cân đối, và lòng nhân ái. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng âm nhạc buồn khiến chúng ta cảm thấy đồng cảm nhiều hơn bởi vì chúng ta có thể kết nối với cảm xúc của người nghệ sĩ. Chúng ta có thế cảm nhận được nỗi buồn mà không cần vì một sự kiện buồn xảy ra ngoài đời thực như sự ra đi của một người mà chúng ta yêu quý. Chính những bài tập về tinh thần như vậy có thể giúp chúng ta vượt ra ngoài bản thân và thông cảm cho người khác.

Sự giải thích

Nếu như có sự hòa hợp, thì dù là một bài hát, một bài phát biểu hay một bức tranh thì chúng đều có một thứ gì đó “chạm” đến chúng ta. Nó gần giống như trong một nhóm người. Những thành viên đã có nhiều kinh nghiệm giống nhau khi trao đổi thì mọi người đều có lợi.

Khi chúng ta được kết nối với một cái gì đó, chúng ta sẽ vô tình lặp lại và nghiền ngẫm nó trong đầu (như âm nhạc, nó được phát đi phát lại trong đầu ta). Chúng ta cảm nhận được cảm xúc mà người nghệ sĩ truyền đạt. Không có ranh giới nào tồn tại giữa chúng ta và âm nhạc, âm nhạc phản ánh linh hồn chúng ta. Tiến sĩ Robert Zatorre, một nhà thần kinh học tại Viện thần kinh Montreal Đại học McGill cho biết, “Chúng ta không phải luôn luôn hạnh phúc. Đôi khi chúng ta buồn bã hay tức giận. Khi đó, bạn có thể sử dụng âm nhạc để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, điều này thực sự cực kỳ hữu ích và làm tinh thần bạn trở nên sảng khoái hơn”.

Quy chế để cảm xúc chữa lành

Những người được phỏng vấn cho biết khi họ cảm thấy buồn hay đang trong trạng thái rất tồi tệ, họ cảm thấy tốt hơn sau khi nghe những giai điệu buồn. Các bản nhạc buồn góp phần tạo nên sự hạnh phúc bằng cách điều phối cảm xúc và tâm trạng tiêu cực. Điều này cũng tương tự như việc đôi khi chúng ta cảm thấy ổn hơn sau khi chúng ta khóc. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau 90 phút tham gia nghiên cứu, nhóm người được nghiên cứu đã cảm thấy tốt hơn nhiều so với khi họ chưa khóc. Cũng như vậy, những bài hát giúp thể hiện cảm xúc nội tâm của chúng ta và giải phóng cảm xúc mà không còn cần thiết cho sức khỏe của chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.

Chúng tôi đã đi đến kết luận là nên tránh nỗi buồn và sự trầm cảm. Thật vậy, buồn đau dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn tâm lí và nó cần được điều trị một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, trong giới hạn nào đó của sức khỏe và hạnh phúc, nỗi buồn đôi khi gợi lên những cảm xúc đẹp. Nhạc buồn cũng khuyến khích những cảm xúc tích cực như lòng nhân ái, xúc động và đồng cảm.

Không phải tất cả nỗi buồn là xấu. Thực tế thì hóa ra, Elton John đã đúng. Những bài hát buồn thường truyền tải rất nhiều điều.

-BIÊN DỊCH-