Các cụ vẫn thường nói không nỗi đau nào bằng đau đẻ. Sinh đẻ là thử thách lớn nhất của người phụ nữ. Các mẹ đã chuẩn bị cho mình cách rặn đẻ giúp mẹ không tốn sức chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách rặn đẻ trong bài viết này, để có một cuộc vượt cạn dễ dàng nhất nhé.

Mang thai 9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian dài mẹ chịu bao cực khổ, căng thẳng, cũng như niềm hạnh phúc mang trong mình sinh linh bé nhỏ, niềm vui khi lần đầu tiên cảm nhận con đạp, thầm cảm ơn cuộc đời mang con đến bên mẹ. Chắc hẳn gần đến ngày sinh các mẹ lo lắng, hồi hộp cho ngày con ra đời, để tránh trường hợp lúng túng các mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ tâm lý cũng như kiến thức để chào đón con yêu an toàn nhất.

Quá trình chuyển dạ

Muốn sinh con không tốn sức học ngay cách rặn đẻ của mẹ bầu 1

Quá trình xóa mở cổ tử cung: Đó là giai đoạn cổ tử cung giãn mở hay còn gọi là xóa cổ tử cung, thông thường giai đoạn xóa mở tử cung kéo dài từ 14 đến 16 tiếng.

Tức là thời gian chuyển dạ kéo dài từ 14 đến 16 tiếng, có một số trường hợp sẽ kéo dài hơn, nếu quá trình đau chuyển dạ kéo dài gây bất lợi người mẹ không có dấu hiệu có thể sinh thường bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai.

Khi mới bắt đầu bước vào giai đoạn xóa mở tử cung bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ về cường độ cũng như thời gian.

Nó chỉ là những cơn gò nhẹ khoảng 20 phút một lần và mỗi lần chỉ đau vài giây sau đó kết thúc. Lúc này bạn bắt đầu cảm thấy buồn rặn, nhưng đây chưa phải là thời điểm được rặn. Giai đoạn này là giai đoạn tiềm tàng, kéo dài khoảng 8h đồng hồ.

Khi cổ tử cung mở được nhiều hơn từ 3 đến 10 cm, bạn sẽ xuất hiện những cơn đau dầy hơn, cảm giác buồn rặn cũng rõ hơn, giai đoạn này gọi là pha tích cực, thời gian kéo dài là 7 giờ. Lúc này cơn đau xuất hiện vài phút một lần, mỗi lần cơn đau sẽ kéo dài 1 phút hoặc hơn. Cảm giác muốn rặn càng tăng lên.

Cách rặn đẻ

Muốn sinh con không tốn sức học ngay cách rặn đẻ của mẹ bầu 2

Sau đây sẽ là cách rặn đẻ cho các mẹ chuẩn bị tâm lý trước. Các mẹ cần chú ý cách thở để kết hợp với rặn có hiệu quả. Khi bắt đầu cơn đau mẹ bắt đầu hít thở, cơn đau tăng dần, mẹ hít nhanh hơn thở ra bằng miệng, cơn đau cực điểm mẹ hít nhanh thở ra cũng nhanh, tạo ra tiếng rít, khi cơn đau dịu xuống mẹ hít sâu và thở chậm đều.

Khi bác sĩ cho phép rặn thì các mẹ nhớ mới được rặn, còn không chỉ tập trung cho việc thở. Khi thời điểm đến, mẹ cảm nhận được cơn đau, gò xuất hiện cùng với hiệu lệnh của bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ bảo rặn.

Lúc này các mẹ hít thật sâu, ngậm chặt miệng, không được thở ra, hai tay bám chặt lấy hai bên dưới của giường, chân đạp mạnh xuống chỗ để chân của bàn sinh, nín thở dồn hết sức rồi rặn mạnh.

Khi các mẹ cảm thấy mình sắp hết hơi mà vẫn còn đau thì hãy hít hơi và rặn lại lần nữa, cơn đau đi qua mẹ lại hít thở thật sâu chuẩn bị cho lần rặn tiếp theo bởi vì lúc này cơn đau rặn sẽ lại đến rất nhanh. Khi cơn đau đến mẹ lại thực hiện như vậy. Thông thường chỉ khoảng ba cơn rặn là em bé đã ra ngoài.

Lưu ý khi rặn đẻ

Muốn sinh con không tốn sức học ngay cách rặn đẻ của mẹ bầu 3

Khi rặn các mẹ tuyệt đối bình tĩnh, nhất nhất nghe theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ.

Không được la hét, gào khóc, sẽ rất mệt khiến mẹ mất sức.

Trong quá trình rặn đẻ có vấn đề xấu xảy ra mẹ không được hoảng loạn, cần phải rặn đúng và tập trung hết sức theo lời bác sĩ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề cách rặn đẻ, quá trình chuyển dạ và lưu ý khi rặn đẻ. Hy vọng bài viết giúp ích cho các mẹ chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho cuộc vượt cạn thành công. Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông.