Trẻ sơ sinh có khả năng đề kháng yếu hơn so với người lớn nên trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, mà phổ biến nhất đó là nhiễm trùng đường hô hấp. Với những biểu hiện đầu tiên là sổ mũi, nghẹt mũi. Nghẹt mũi làm cho bé rất khó chịu, và nếu nhiều nó sẽ làm cho bé bị khó thở gây nên tình trạng thiếu oxy. Vấn đề này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vậy làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè. Hãy tham khảo bài viết sau nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè? 1

Rất dễ để phát hiện trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè. Bé có các biểu hiện: hắt hơi, chảy nước mũi, ho, khó thở… Khi bị ngạt mũi trẻ bị khô họng chất nhầy ở mũi chảy xuống họng là trẻ bị ho, nôn và dễ sặc khi ăn uống.

Cha mẹ nên đưa bé đi đến bác sĩ thăm khám để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị cụ thể, hợp lí nếu thấy trẻ sơ sinh bị có dấu hiệu nghẹt mũi thở khò khè.

Điều nên làm khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè? 2

Làm thông thoáng mũi cho trẻ: Việc làm này khá đơn giản tuy nhiên rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao cũng như đảm bảo được an toàn.

Các mẹ nên dùng những loại thuốc nhỏ mũi dành riêng cho trẻ sơ sinh được mua dễ dàng ở bất cứ hiệu thuốc nào, chẳng hạn như nước muối sinh lí (Natri Clorid) 0,9%.

Mẹ có thể nhỏ 2 hoặc 3 giọt  trực tiếp vào mũi bé, khi nhỏ cần cho bé nằm ngửa chờ vài phút rồi làm sạch lại mũi bằng bông ngoáy tay dạng nhỏ.

Với trẻ khoảng hai đến 3 tuổi các mẹ có thể dạy cho trẻ cách hỉ mũi mỗi bên mũi bằng cách dùng ngón tay bịt một bên mũi và tương tự như vậy làm ngược lại với bên mũi còn lại.

Những lúc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè các mẹ nên chịu khó bế bé thẳng đứng hoặc giúp bé kê cao gối mỗi khi nằm và chú ý thường xuyên vệ sinh tai mũi họng hơn.

Điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè? 3

Tuyệt đối không dùng cách sử dụng miệng để hút mũi cho bé vì cách làm này không đảm bảo vệ sinh, dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh khác.

Ngoài dung dịch muối sinh lí như đã gợi ý trên, các mẹ không nên cùng những loại dung dịch nhỏ mũi khác không rõ nguồn gốc cũng như không nên tùy ý cho bé dùng các loại kháng sinh vì rất dễ gây ngộ độc.

Trường hợp trẻ bị ngạt mũi ở mức độ nặng các mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đồng thời có hướng điều trị phù hợp cho bé.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi đã giúp các mẹ có thêm đôi chút thông tin về các phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè. Chúc các mẹ thành công và các bé luôn khỏe mạnh nhé!