Trong quá trình phát triển của trẻ, hiện tượng sốt mọc răng là điều không thể tránh khỏi, nó có thể diễn ra vài ngày và biểu hiện có phần giống với trẻ bị bệnh sốt. Vì vậy các bậc cha mẹ cần có những lưu ý để phân biệt được bé bị sốt mọc răng như thế nào và chăm sóc sao cho đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc bé bị sốt mọc răng nhé.

Sốt mọc răng ở trẻ có biểu hiện như thế nào

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Biểu hiện của sốt mọc răng 1

Điều này được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, bởi hiện tượng sốt mọc răng rất giống với bệnh sốt. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy sốt mọc răng thường có những biểu hiện sau đây:

– Cơ thể trẻ tăng nhiệt độ so với bình thường từ 36,5- 37,5 độ. Hiện tượng này sẽ kéo dài vài ngày, đến lúc răng bắt đầu nhú lên sẽ hết sốt.

– Trẻ bị chảy nước dãi: khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa phần lợi, nên trẻ chảy nhiều nước dãi và thích ngậm đồ vật trong miệng, phần lợi có phần bị sưng đỏ.

– Do bị sốt nhẹ và cơ thể khó chịu, mệt mỏi nên bé có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, bé có thể đi cầu phân nhão ngày từ 3-4 lần.

Những biểu hiện này sẽ hết khi chiếc răng đã nhú lên từ 3-5 ngày, nếu bạn thấy bé có những biểu hiện sốt liên tục và ít kèm với các biểu hiện mọc răng thì phải nhanh chóng cho bé đi khám bác sĩ bởi lúc này bé có nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng

Vào những ngày sốt mọc răng, bé thường rất mệt mỏi, khó chịu nên biếng ăn và quấy khóc nhiều, vì vậy các bậc cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách để bé không bị sụt cân và biến chứng.

– Khi thấy bé nóng thì phải cặp nhiệt độ cho bé để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu bé sốt gần 38 độ C là sốt nhẹ, còn nếu trên 38 độ C thì bạn phải đưa bé đi khám, bởi lúc này bé đã bị sốt cao. Bởi nếu để bé sốt đến 39 độ thì có thể có dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, gây tổn thương đến các tế bào thần kinh làm bé bị hôn mê hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Biểu hiện của sốt mọc răng 2

– Khi bé sốt từ 38 độ C trở lên, bạn có thể cho bé dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ, với 10-15mg cho 1kg cân nặng, cứ cách 4 giờ thì cho trẻ uống một lần. Với những trường hợp sốt nhẹ thì bạn không cần cho trẻ uống thuốc.

– Khi trẻ bị sốt bạn có thể hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm cho trẻ, tránh không dùng nước quá lạnh hoặc nước quá nóng. Bên cạnh đó, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn, nếu trẻ không chịu bú thì mẹ cần vắt sữa và đút cho bé uống bằng thìa.

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Biểu hiện của sốt mọc răng 3

-Với những bé đã lớn, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc sữa pha loãng. Nếu bé không uống được nước hãy dùng tăm bông sạch thấm nước vào môi để miệng bé không bị khô, cũng như hạn chế mất nước cho trẻ.

– Nếu trẻ xảy ra hiện tượng sốt cao, co giật, hãy lấy chiếc khăn mềm nhỏ rồi gấp lại, kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi. Sau đó nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bậc cha mẹ phải chú ý thận trọng bởi sốt cao co giật thường đi kèm với hiện tượng tức ngực, khó thở, có nguy cơ dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh…

Hiện tượng sốt mọc răng ở trẻ là triệu chứng sinh lí bình thường và hầu hết trẻ nào cũng bị sốt mọc răng. Vì vậy các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức về sốt mọc răng ở trẻ để chăm sóc con được tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.