Nghẹt mũi dẫn đến thở khò khè là một trong những vấn đề về sức khỏe thường gặp ở trẻ em nhất. Vậy khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thì bố mẹ nên làm gì lúc này? Bài viết sau đây sẽ mách cho bạn cần làm gì và không nên làm gì để giảm tình trạng nghẹt mũi cho con.

Những việc bố mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối natri clorid 0,9%

Chữa trị dứt điểm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè 1

Để chữa trị dứt điểm tình trạng sổ mũi kéo dài vì sự tích tụ của dịch mũi thì bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho mũi của bé bằng cách:

  • Cho bé nằm nghiêng đầu sang một bên rồi dùng vòi xịt nước muối biển vào sát vạch lỗ mũi rồi ấn nhẹ, dứt khoát trong 2 – 3 giây. Sau đó, xịt mũi bên còn lại bố mẹ làm tương tự.
  • Sau khi xịt khoảng 5 phút thì lấy dịch nhầy trong mũi bé bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé

Cơ thể bé bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Nên việc giữ ấm cho bé rất quan trọng trong việc làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Cho bé uống nhiều nước

Chữa trị dứt điểm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè 2

Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ bớt một số đờm hay nước mũi đọng trong cổ họng trẻ. Bạn có thể cho nước ấm với vài giọt nước cốt chanh và có thể pha thêm một chút đường cho bé uống thì sẽ có hiệu quả nhanh hơn.

Chú trọng dinh dưỡng cho bé

Nếu bé bị nghẹt mũi kèm theo những cơn ho thì mẹ có thể nấu cháo rồi cho một ít tỏi tươi băm nhuyễn vào cháo trước khi bắc nồi xuống bếp khoảng 1 – 2 phút. Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng, tình trạng này của bé sẽ thuyên giảm rất nhanh.

Một số điều bố mẹ không nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi

Chữa trị dứt điểm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè 3

  • Một số bố mẹ khi thấy con bị nghẹt mũi thì dùng miệng để hút mũi, việc này là không nên bởi nó có thể làm lây nhiễm các bệnh khác.
  • Bố mẹ nên dùng những loại thuốc xịt mũi cho trẻ có nguồn gốc rõ ràng và không nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị nghẹt mũi vì nó có thể làm bé bị ngộ độc.

Bạn cần lưu ý là nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt còn kéo theo những cơn ho hay bị sốt thì bố mẹ không nên tiếp tục điều trị bằng những cách dân gian ở nhà mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ có biện pháp chữa trị kịp thời.