Ho gà ở trẻ là một trong những căn bệnh phổ biến, đặc biệt khi thời tiết giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân. Ho gà dễ dàng lây qua đường hô hấp và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, tính mạng của trẻ có thể gặp nguy hiểm.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ho gà ở trẻ em

Rất nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt và nghẹt mũi của con mình vì nghĩ rằng đây chỉ là chứng cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, họ không biết rằng bé có thể đã bị mắc phải bệnh ho gà ở trẻ.

Đừng để bệnh ho gà ở trẻ đe dọa đến tính mạng của con em mình 1

Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Vì vậy, nếu thấy con mình có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, sau 1 – 2 tuần có thêm một số biểu hiện sau đây thì có thể bé đã bị nhiễm ho gà:

  • Bé bị ho dữ dội, hít thở khó khăn và phát ra tiếng rít the thé. Tình trạng ho có thể kéo dài đến hàng tuần.
  • Bé không ho dữ dội nhưng lại có triệu chứng ngừng thở rất nguy hiểm.

Khi nhận thấy nhưng biểu hiện này, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để bé được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây lan từ người sang người. Để ngăn ngừa bệnh, bố mẹ cần cho bé đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ và đúng lịch. Nếu được tiêm phòng đầy đủ, khả năng miễn dịch bệnh của trẻ có thể đạt đến 90%.

Để phòng ngừa hiệu quả hơn, mẹ nên chủ động yêu cầu được tiêm vắc xin ho gà, bại liệt và bạch cầu trong thời gian mang thai, cụ thể là trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Đây là cách tạm thời, giúp bảo vệ bé từ thời gian chào đời cho đến khi được 2 tháng tuổi (thời gian tiêm mũi vắc xin ho gà đầu tiên).

Đừng để bệnh ho gà ở trẻ đe dọa đến tính mạng của con em mình 2

Tuy nhiên, có một thực tế là vắc xin chỉ có thể phòng bệnh được trong khoảng thời gian 10 năm mà thôi. Do vậy, để có thể phòng bệnh tối đa, gia đình nên tuân thủ các quy định vệ sinh như:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng.
  • Khi ho hoặc hắt hơi thì nên che miệng bằng khăn giấy hoặc khủy tay, tay áo chứ không ho vào trong lòng bàn tay.
  • Khăn giấy dùng xong thì bỏ vào thùng rác có nắp đậy.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Ho gà ở trẻ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn có thể phòng tránh cho bé hiệu quả. Bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng những thông tin về bệnh, tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình cùng hiểu về tác hại nghiêm trọng của căn bệnh này và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của trẻ.