Vậy là cái ngày mà cả nhà mong chờ cũng đã đến, khi được đón bé yêu về nhà sau chuyến vượt cạn đầy gian nan của mẹ. Khi đón trẻ về nhà các mẹ và gia đình cũng còn nhiều băn khoăn như kiêng kị ra sao ? Chuẩn bị các thứ như thế nào để đầy đủ nhất dành cho bé. Bài viết đón bé từ viện về nhà sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả mọi thứ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đón bé từ viện về nhà theo chia sẻ của các cụ

Việc tin vào tà ma ngoại đạo trong việc kiêng cữ, cũng như cách đón bé từ viện về nhà của nhiều gia đình nhằm giúp trẻ hay ăn chóng lớn, thông minh và không quấy khóc cũng không còn xa lạ.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, cũng như những xích mích trong gia đình giữa vợ chồng và bố mẹ chồng. Do đó để gia đình yên ấm các mẹ hãy làm theo ý kiến của ông bà, để tránh trường hợp sau này xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi xin chia sẻ vài ý sau đây theo kinh nghiệm dân gian, các cụ ta đã để lại biết đâu đó mình có thể áp dụng được.

–  Tìm người hợp tuổi tính tình hiền hòa, vui vẻ, khỏe mạnh mát tay nuôi bé để đón bé từ viện về nhà. Cũng chẳng phải mê tín dị đoan, mà mục đích thể hiện sự mong muốn của nhiều người trong gia đình.

– Bôi son, hoặc nhọ nhồi lên trán kết hợp với trong giỏ đồ có 1 con dao, một đôi đũa mang theo trên đường về nhà. Các cụ chia sẻ làm việc đó để trừ tà ma.

Đón bé từ viện về nhà theo kinh nghiệm dân gian. Những điều cần chuẩn bị 1

– Người cho bé uống nước đầu tiên là người dễ ăn, thường là bố phụ trách nếu đạt yêu cầu.

– Trước khi đặt con xuống dường, dùng trái dừa khô sau đó lăn từ mép giường vào trong góc giường con sẽ: dễ nuôi, không đòi bế ẵm

– Bố lấy ít rơm bí mật nót dưới giường: ít bệnh vặt và con khỏe mạnh

– Khi đón bé về, bố mẹ nhớ mang theo ít dầu không, đưa cho mẹ giấu vào người. Khi về đến nhà vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, đưa nên mũi hít những hơi cay này cuối cùng xoa nên đầu bé

– Nếu trẻ sinh vào giờ dạ đề thì tầm 22h đêm sẽ khóc nhiều, lúc đó cần dùng cây dâu treo ở cửa ra vào phòng bé.

Chuẩn bị các vật dụng trong gia đình.

Việc mà rất nhiều nhà nên công tác chuẩn bị chu đáo khi đón bé từ viện về nhà phần nào giảm bớt đi gánh nặng của người mẹ. Cũng như chủ động rất nhiều trong quá trình nuôi con, những ông chồng bà mẹ như vậy chắc chắn chăm sóc và nuôi con rất tốt. Cùng chúng tôi điểm qua nhé.

– Quần áo: phụ thuộc vào thời tiết mùa nào để lựa chọn trang phục cho bé

– Tã giấy và miếng nót cho trẻ sơ sinh: đây được coi là vật dụng không thế thiếu

Đón bé từ viện về nhà theo kinh nghiệm dân gian. Những điều cần chuẩn bị 2

– Phòng của bé: sáng sủa, thoáng mát. Chú ý vào mùa hè nên tắt điều hòa trước khi đưa bé vô phòng để tránh nóng, lạnh đột ngột rất dễ bị cảm

– Giường hay cũi của bé: đặt nên an toàn và nên tránh xa cửa sổ và cửa ra vào

– Bàn thay tã: dụng cụ không thể thiếu trong phòng trẻ sơ sinh

– Thuốc: Tủ thuốc mini giành cho bé phải đầy đủ những thứ quan trọng nhất, nên để gần với nơi đặt tã nót

Giây phút được đưa bé trở về ngôi nhà thân yêu sau khi ra đời không chỉ mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc về mặt tinh thần cho cả gia đình mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của bé. Để thể trạng của cả mẹ và bé được ổn định, người thân cần lưu ý những điều sau đây và chuẩn bị thật tươm tất, đầy đủ. Quá trình này cần được chuẩn bị ở 3 giai đoạn: trước khi về, trên đường về và khi em bé đến nhà.

Giai đoạn chuẩn bị ở bệnh viện

Khi đến ngày đưa bé cùng mẹ trở về nhà, giai đoạn dọn dẹp và soạn đồ tại bệnh viện là bước đầu tiên cần chuẩn bị. Không chỉ đơn thuần thu gom những vật dụng cần thiết, người thân còn cần phải lưu ý những chi tiết quan trọng khác. Cụ thể, bạn nên ghi lại các dặn dò của bác sĩ, y tá về tình trạng sức khỏe của bé, bệnh lý (nếu có), ghi nhớ lịch tiêm phòng định kỳ, tắm, cắt dây rốn cho bé để đảm bảo không bỏ sót bất cứ hoạt động quan trọng nào.

Trước khi ra xe trở về nhà, bé cần được chuẩn bị trang phục chu đáo, kín kẽ. Ngay từ khi ra đời, bệnh viện là môi trường đầu tiên bé được tiếp xúc. Chính vì thế, thể trạng bé đã dần quen với nhiệt độ, điều kiện ánh sáng và không khí bên trong phòng. Để đảm bảo giữ ấm cho bé, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ trang phục, vớ tay, vớ chân và ôm bé vào lòng trong suốt quá trình di chuyển.

Giai đoạn trên đường đi

Bé mới sinh thường rất nhạy cảm với mọi tác động đến từ môi trường. Quá trình đưa bé về nhà, để bé tiếp xúc với không khí cũng như người lạ rất cần được chú ý.

Chọn phương tiện an toàn, tiện lợi

Tốt hơn hết, gia đình nên cho bé và mẹ di chuyển bằng xe hơi, hạn chế người lạ. Việc đi lại bằng xe máy, xe bus hay xe khách cũng cần đặc biệt tránh vì khói bụi, tiếng ồn và vi khuẩn từ người lạ, đường phố rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé trong quá trình đi lại. Khi cho bé vào xe hơi, cần điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp vì bé dễ bị cảm lạnh và nhiệt độ quá cao sẽ gây ngột ngạt, khó chịu. Nếu di chuyển đường xa, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh, kiểm tra độ ẩm trong xe để đảm bảo da bé không bị thiếu ẩm.

Kiểm tra bé thường xuyên trong quá trình di chuyển

Em bé ở giai đoạn này thường dành cả ngày để ngủ. Tuy nhiên, bạn nên thỉnh thoảng kiểm tra xem bé có đang ngủ say giấc hay không, có thở ổn định và thoải mái với không gian hay không. Cẩn thận, nhất là đối với em bé sơ sinh không bao giờ là thừa cả. Hãy kiểm tra để đảm bảo bé đang trong trạng thái thoải mái, dễ chịu.

Giai đoạn chuẩn bị khi về nhà

Khi về đến nhà, bạn sẽ cần chú ý khá nhiều chi tiết quan trọng để đảm bảo em bé được chăm sóc trong không gian thoải mái nhất. Chăm em bé sơ sinh cần chú ý từng chi tiết nhỏ nhất, bên cạnh mẹ thì người trong gia đình cũng nên trực tiếp quan tâm, hỏi thăm và phụ giúp sắp xếp để đảm bảo việc chăm sóc bé tốt hơn.

Chuẩn bị đồ hơ ấm bé và người ở chung nhà

Theo kinh nghiệm dân gian vẫn được áp dụng từ bao lâu nay, khi nhà có em bé, bất kể người trong nhà đi đâu về, trước khi vào đều cần hơ qua lửa. Bạn có thể chuẩn bị giấy hoặc báo cũ đã bỏ đi, bật lửa/ diêm để đốt giấy sau đó bước qua bước lại vài lần để làm ấm cơ thể đồng thời giúp loại bỏ hơi lạnh từ bên ngoài. Đây là phương pháp dân gian nhưng cũng được tính là có cơ sở khoa học. Không ít trường hợp người thân ỷ y, không hơ qua lửa hoặc hơi ấm khi vào nhà khiến bé bệnh hoặc quấy khóc.

Giữ yên tĩnh và sạch sẽ trong không gian của bé

Nơi chăm bé nên có cửa sổ để thông thoáng và đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông tốt. Về sắp xếp, bày trí, bố mẹ nên hạn chế bỏ quá nhiều đồ đạc trong phòng, thay vào đó hãy tối ưu không gian, chỉ giữ các vật dụng cần thiết trong phòng và gần bé. Cách sắp xếp đồ đạc rất quan trọng vì bạn phải tránh bụi bặm, muỗi mát trong phòng.

Không gian chăm bé cũng chỉ nên có bố, mẹ và thêm tối đa là 2 người. Em bé mới sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, việc tiếp xúc với quá nhiều người trong cùng một không gian dễ làm bé nhiễm khuẩn, dị ứng nếu không đảm bảo được vệ sinh. Mọi hoạt động khi ở gần bé nên được đảm bảo yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh làm bé giật mình và quấy khóc.

Việc đưa em bé từ viện trở về nhà là bước đệm giúp em làm quen và thích nghi với môi trường mới. Để đảm bảo em không bệnh vặt, ốm trong người hay quấy khóc, mẹ cùng người thân nên hết sức cẩn trọng trong từng khâu chuẩn bị. Bạn có thể tham khảo thêm các sách báo khoa học và kinh nghiệm dân gian trong chăm sóc bé, đặc biệt là những ngày đầu mới về nhà để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Qua bài viết đón bé từ viện về nhà chúng tôi hy vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để đón đứa con thân yêu của mình về nhà rùi nhé. Chúc bé hay ăn chóng lớn.