Ráy tai là chất tiết của cơ thể được tạo ra ở phần ống tai ngoài, đóng vai trò cân bằng môi trường tự nhiên ở tai, giúp bảo vệ màng nhĩ và ống tai. Đối với trẻ nhỏ, ráy tai nhiều thường khiến các bé rất khó chịu trong khi đó bố mẹ lúng túng không biết xử lý như thế nào. Đây sẽ là bài viết hướng dẫn cách lấy ráy tai cho bé giúp bố mẹ xử lý tình trạng đó.

Sinh lý tự nhiên của ráy tai

Cách lấy ráy tai cho bé theo lời khuyên của bác sỹ 1

Sau khi ráy tai được sản xuất, nó dần dần đi qua ống tai ngoài tới lỗ tai và vành tai. Điều này tự xảy ra thông qua một loạt cơ chế phản xạ và tự cân bằng của cơ thể. Ráy tai có nhiều chức năng quan trọng đối với bé. Trong đó, đặc biệt là giúp bảo vệ màng nhĩ và ống tai bằng cách cung cấp lớp lót không thấm nước cho ống tai, tai được khô và ngăn ngừa vi trùng gây nhiễm trùng. Ráy tai cũng giúp giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn và các hạt khác trong không khí đi vào tai, giữ tai và màng nhĩ của bé luôn khỏe mạnh. Sau đó, ráy tai rơi ra ngoài trong khi tắm.

Cách lấy ráy tai cho bé

Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ khuyên bạn không cần phải làm gì để lấy ráy tai khỏi tai bé. Khi tắm hàng ngày mẹ lau nhẹ nhàng vành tai bằng khăn khô sau khi tắm là cách lấy ráy tai cho bé tốt nhất để giữ tai bé luôn ở mức khỏe mạnh.

Cách lấy ráy tai cho bé theo lời khuyên của bác sỹ 2

Nếu con bạn phàn nàn về sự khó chịu của tai. Bạn thấy ráy tai giắt ở vành tai, bạn có thể lau nhẹ nhàng vành tai bé bằng khăn lau. Tuy nhiên, điều quan trọng bác sỹ khuyên bạn không sử dụng tăm bông, ngón tay, hoặc bất cứ thứ gì khác để chọc vào tai. Đặc biệt, bạn cũng không nên mang bé ra ngoài tiệm để lấy ráy tai vì các dụng cụ lấy ráy tai có thể không được đảm bảo tuyệt trùng, dẫn tới vi khuẩn gây bệnh thâm nhập dễ dàng hơn rất nhiều. Vì như thế sẽ có nguy cơ làm hỏng ống tai và màng nhĩ non nớt của bé, hoặc nguy cơ đẩy nhét ráy tai vào sâu hơn nữa, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Có nhiều trường hợp cha mẹ tự ý lấy ráy tai cho bé bằng tăm bông ở nhà, sau đó bé được đưa đến bệnh viện Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi Đồng trong tình trạng nhiễm trùng tai nặng. Do đó, để điều trị bệnh đạt kết quả tốt thường gặp rất nhiều khó khăn khi màng nhĩ đã bị viêm thủng. Một số trường hợp gây tổn thương thính lực vĩnh viễn không hồi phục.

Trên đây là một số thông tin về cách lấy ráy rai cho bé mà bố mẹ cần phải biết để có thể chăm sóc, nuôi dạy con luôn được khỏe mạnh. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về ráy tai nhiều hơn bình thường hoặc sức nghe của con bạn. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đưa bé đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên môn để được bác sỹ tư vấn cách lấy ráy tai cho bé cũng như phương pháp chăm sóc, bảo vệ tai bé luôn được tốt nhất.