Táo bón ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường gặp, mang đến cho các bé sự khổ sở, đau đớn khi đi đại tiện khiến các bậc cha mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nhưng táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là khó chữa trị, nếu các mẹ biết cách thì không còn phải lo sợ nữa. Hôm nay Shopmenam sẽ hướng dẫn cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất! Cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Để việc chữa trị hiệu quả nhất thì các mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, lúc đó mới có phương pháp điều trị an toàn và tốt nhất dành cho các bé!

Trẻ bị táo bón do nguyên nhân bẩm sinh

  • Một số trẻ có cấu tạo đường ruột(đại tràng) hay hậu môn bẩm sinh khiến cho việc đi ngoài của trẻ gặp vấn đề.
  • Có thể bạn đã đưa bé đi khám và được bác sỹ kết luận là đại tràng dài khiến bé bị táo bón(nguyên nhân bẩm sinh) thì cũng đừng vội lo lắng bởi vì có thể kết luận đó không chính xác.
  • Nếu táo bón của bé do nguyên nhân bẩm sinh gây ra thì nó phải bị từ lúc mới sinh ra chứ không phải gần đây mới bắt đầu bị.
  • Nếu do bẩm sinh thật thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn ở bước 3 có thể tình trạng của bé vẫn có thể được cải thiện.

Trẻ bị táo bón do tổn thương thực thể

Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất 1

Trẻ bị táo bón do nguyên nhân toàn thân

  • Suy giáp trạng bẩm sinh: Giảm vận động tiêu hóa gay táo bón. Nên được phát hiện sớm và có những xử trí, điều trị kịp thời.
  • Giảm K + máu, tăng Ca 2+ làm giảm co bóp cơ .
  • Giảm trương lực thành bụng: Táo bón, chướng bụng, cân nặng giảm.
  • Táo bón do nguyên nhân cơ năng: Là táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể về giải phẫu, tổ chức sinh hóa học, chỉ có chức năng ống tiêu hóa chưa hoàn thiện trong đó có hai chức năng của ống tiêu hóa:
  • Hấp thu nước và điện giải ở cuối ruột.
  • Động tác co bóp tống đẩy phân ra.

Trẻ bị táo bón do nguyên nhân khác

Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

2. Cách chữa trị táo bọn cho trẻ sơ sinh

Cho bé uống nước ép trái cây pha loãng

Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Không làm ngọt nước trái cây, đường sẽ không cải thiện tình trạng táo bón và có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Bạn nên tránh xa các loại quả hạch như mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.

Mẹ cho bé uống nhiều nước

Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

Giúp bé đi ngoài ngay

Lý do trẻ kêu khóc và không đi ngoài được là do phân trong bụng bé đặc quánh (thậm chí hơi cứng). Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là tìm cách để làm cho lượng phân đó mềm để trẻ có thể đi ngoài được. Bằng cách xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 phút, sau đó “xi …” để cho bé đi ngoài.

Cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín

Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

Massage bụng cho bé

Bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng một số dầu hoặc kem (loại cho bé) trên ngón tay của bạn để bôi trơn da và giữ cho chuyển động được mượt mà và nhẹ nhàng. Chỉ tiếp tục làm nếu bé thích massage và thoải mái, thư giãn.

Cho bé tắm nước ấm

Cho bé tắm nước ấm, có thể để bé thư giãn trong bồn-chậu một chút để phân được di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô người cho bé ngay tránh bị lạnh cho bé. Sau đó có thể xoa một chút kem hoặc dầu jelly (Vaseline) xung quanh bên ngoài của hậu môn bé.

Điều chỉnh từ mẹ

Nếu mẹ gặp tính trạng táo bón cần điều chỉnh bằng tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh và các thứ có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, mùng tơi, mang tây… hoặc uống chất xơ hòa tan Natufib dạng đóng túi, loại chuyên dụng giải quyết tình trạng táo bón cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Mẹ cũng cần hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, tăng cường cho bé bú giúp lượng phân tạo thành lớn hơn, bé sẽ đại tiện dễ dàng hơn.

3. Phòng chống táo bón cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần tránh ăn đồ cay nóng, thường xuyên ăn các loại rau củ quả mát, đặc biệt cần tránh bị táo bón, nếu gặp táo bón cần dùng Natufib để giải quyết táo bón.

Khi bé từ 4-6 tháng tuổi bị táo bón, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm ( bột, cháo dinh dưỡng), nước ép trái cây hoặc rau nghiền bổ sung vào chế độ ăn uống của bé.

Thức ăn giầu chất xơ, sản phẩm chất xơ hòa tan, bột quả mận (Prune) đều tốt để giải quyết táo bón ở bé. Tuy nhiên, bạn cần cho bé uống nước nhiều hơn một chút để tiêu hóa các chất xơ.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất mà chúng tôi vừa trình bày cho các bậc cha mẹ, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn chăm sóc cho các bé của mình một cách tốt nhất! Chúc bạn thành công!