Rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến trẻ mệt mỏi và mất nước mà còn ảnh hưởng rất lớn tới dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra, biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ như thế nào và cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ: là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa phổ biến gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé bú quá no, thời gian giữa các lần bú quá gần nhau, đổi loại sữa mới, lỗ núm vú bằng cao su quá to hoặc nhỏ quá, hoặc cho trẻ nằm bú không đúng tư thế,…ngoài ra, thì các dị dạng đường tiêu hóa như: teo tắc ruột, , phình đại tràng bẩm sinh, teo thực quản.. cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nôn trớ.

Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trên 1 ngày. Đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, bệnh làm tăng nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ, thậm chí còn có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. Khi bị tiêu chảy trẻ thường có những biểu hiện như sau: mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ, không chịu chơi, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng và tiêu chảy phân có nhày, có máu.

Biểu hiện và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa 1

– Táo bón: Đây là triệu chứng về rối loạn tiêu hóa phổ biến thường gặp ở trẻ, biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được… dẫn tới trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc.

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây chậm lớn ở trẻ, bệnh nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề cần được quan tâm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

– Đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ. Phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất.

Biểu hiện và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa 2

– Chế biến thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.

– Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.

– Điều trị bệnh triệt để khi trẻ mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng. Đặc biệt, bạn cần phải đảm bảo được chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị bệnh: không nên ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng để trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần phải được nấu chín, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho trẻ ăn phục hồi sau khi đã khỏi bệnh nhé.

Hy vọng với bài viết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao và cách chăm sóc mau phục hồi trên đây các mẹ đã có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình rồi nhé. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh phát triển một cách toàn diện nhất.