Trẻ biếng ăn, trẻ ăn hay ngậm là điều rất thường thấy, đây là vấn đề nan giải khiến các mẹ đau đầu. Nhiều mẹ thử làm đủ các cách khác nhau mà vẫn không ăn thua, đôi khi còn làm tình hình tệ hơn. Vậy làm thế nào để các mẹ có thể cải thiện tình trạng này? Làm thế nào để bé bỏ thói quen ăn ngậm? Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cải thiện việc trẻ ăn hay ngậm mời các mẹ cùng tham khảo nhé!

Chọn chế độ dinh dưỡng hợp với tuổi bé

Biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả 1

Nhiều bà mẹ thường muốn cho con mình ăn dặm sớm để bé chóng lớn. Nhưng việc làm này không được khuyến khích vì khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện.

Việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn làm cho trẻ bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Đây là một nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn và hay ngậm thức ăn trong miệng.

Mẹ chỉ nên cho bé ăn bột từ 5 -7 tháng tuổi. Ở tuổi này, thức ăn cho trẻ phải thật mịn nếu không trẻ ăn hay ngậm hoặc nhai rất lâu, chưa kể nguy hiểm hơn có thể làm trẻ bị sặc, hóc thức ăn. Vì vậy, thức ăn rất cần được nấu chín và xay nhuyễn kỹ càng.

Khi 7 – 10 tháng tuổi, các mẹ có thể tập cho bé ăn cháo. Lúc đầu, các mẹ chỉ nên thăm dò khả năng nhai của bé bằng 1-2 muỗng cháo, nếu thấy bé nhai nuốt tốt, dễ dàng thì có thể tăng lên.

Các mẹ cần dành thời gian nhiều để chia nhỏ bữa ăn, giúp bé tập nhai. Mỗi bữa cho bé ăn 2-3 muỗng cháo, khoảng cách giữa các bữa tầm 30 phút. Cứ như vậy khoảng 3-4 lần khi bé quen dần và nhai tốt hơn thì các mẹ có thể tăng lượng cháo lên.

Lưu ý không nên bất ngờ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo vì dễ làm cho bé bị hóc hay ngậm thức ăn do không quen nhai hoặc nhai không được. Kéo dài sẽ hình thành thói quen ngậm thức ăn khi ăn.

Tương tự như vậy khi chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm mẹ cũng nên tập cho bé quen dần theo cách trên để tạo sự yêu thích cho bé với thực phẩm mới.

Chia nhỏ bữa ăn

Biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả 2

Để kích thích việc ăn uống ở bé mẹ nên đầu tư nhiều thời gian để chia nhỏ bữa ăn ra . Mẹ có thể cho con ăn 2 tiếng/ lần hay 1 tiếng/ lần với 1/2 chén bột (cơm)  hay 1/3 chén bột (cơm) thay vì cho con ăn cả bát trong 4 tiếng/ lần.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cho dạ dày trẻ dễ tiêu hóa hơn và không mang lại cảm giác ngán. Ngoài ra, chia nhỏ bữa sẽ giúp trẻ sẽ hấp thu tốt hơn và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

Nếu duy trì phương pháp này đều đặn các mẹ sẽ dễ dàng loại bỏ thói quen trẻ ăn hay ngậm.

Không thúc ép con ăn

Biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả 3

Nên quan tâm đến chất lượng của bữa ăn hơn thay vì số lượng. Bạn có thể cho trẻ ăn ít nhưng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn cao thay vì ăn nhiều mà giá trị dinh dưỡng không đảm bảo như vậy trẻ sẽ dễ hấp thu hơn tránh bị đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên quá thúc ép bé ăn, làm bé sợ sẽ là nguyên nhân làm trẻ ăn hay ngậm thường xuyên hơn.

Không kéo dài thời gian ăn

Chỉ nên cho con ăn trong khoảng từ 30 phút hoặc ít hơn, đây là khoảng thời gian đủ cho bé ăn no. Nếu kéo dài thời gian ăn thì việc bé ngậm thức ăn là điều hiển nhiên do sự chán ăn.

Trong 30 phút mà bé vẫn không ăn hết bạn nên dừng cho bé ăn để khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm.

Thay đổi thực đơn liên tục

Biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả 4

Ăn mãi một món sẽ làm cho bé bị chán và hiển nhiên bé sẽ ngậm hoặc phun thức ăn ra. Để cải thiện tình trạng này các mẹ nên thường xuyên làm món mới cho bé. Chế biến thức ăn hội đủ sắc hương vị sẽ kích thích được vị giác của bé giúp bé ngon miệng hơn.

Tắt ti vi, âm nhạc, trò chơi khi con ăn

Thay vì cổ vũ, cho trẻ xem ti vi hay chơi trò chơi khi ăn sẽ làm trẻ mất tập trung dễ dẫn đến việc trẻ ăn hay ngậm. Bạn nên vừa dỗ trẻ ăn vừa kể chuyện vui, nói chuyện, động viên khi bé ăn. Mọi cử chỉ êm ái sẽ khiến bé yêu thích việc ăn uống hơn thay vì chống đối.

Trên đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm. Hy vọng ít nhiều có thể giúp được các mẹ khắc phục được các vấn đề về ăn uống ở trẻ. Chúc các mẹ thành công và bé hay ăn chóng lớn!