Khi bạn mang thai, mọi thứ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó đối với cảm lạnh hoặc cúm trong thai kỳ thì tốt nhất là bà bầu nên có cách phòng ngừa tốt nhất. Bạn hãy tham khảo các cách phòng ngừa và điều trị an toàn nhất cho mẹ bầu bị cảm khi mang thai trong bài viết dưới đây.

Các loại thuốc không an toàn trong thai kỳ

Bị cảm khi mang thai và các biện pháp điều trị an toàn 1

Theo Hệ thống Y tế Đại học Michigan Hoa Kỳ và hầu hết các khoa phụ sản, tốt nhất bà bầu nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu (3 tháng đầu) của thai kỳ.

Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng để em bé phát triển các cơ quan quan trọng của cơ thể và một số loại thuốc này có thể ức chế hoặc cản trở sự hình thành các cơ quan đó, gây ra các dị tật bẩm sinh trầm trọng cho em bé.

Nhiều bác sỹ cũng khuyên bạn nên cẩn thận sau 28 tuần. Vì lẽ đó, bạn cần quay lại hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nếu bạn đang mang thai hoặc trước khi có ý định mang thai.

Tránh các loại thuốc kết hợp nhiều thành phần để giải quyết các triệu chứng và tránh các loại thuốc sau đây khi mang thai:

Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Codeine, Thuốc hạ huyết áp nhóm lợi tiểu Thiazide và ACEIs/ARBs (Hydrochlorothiazid, Captopril, Lisinopril, Valsartan, Losartan, v.v…), kháng sinh

Các biện pháp an toàn điều trị cảm lạnh và cúm trong thai kỳ

Bị cảm khi mang thai và các biện pháp điều trị an toàn 2

Khi bạn bị cảm khi đang mang thai, bước đầu tiên bạn nên làm là:

+ Nghỉ ngơi nhiều, tránh ra gió hoặc ngoài nắng

+ Uống nhiều nước

+ Súc miệng với nước muối ấm pha loãng

Cách phòng ngừa bị cảm khi mang thai

  • Giữ ấm cổ
  • Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng

Bị cảm khi mang thai và các biện pháp điều trị an toàn 3

  • Rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, tránh quệt tay lên miệng khi không cần thiết
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh cảm cúm

Khi nào phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ?

Bị cảm khi mang thai và các biện pháp điều trị an toàn 4

> Cảm lạnh kéo dài, chóng mặt, khó thở, đau ngực

> Chảy máu âm đạo

> Nhầm lẫn / Giảm trí nhớ

> Nôn nhiều, sốt cao

> Giảm thai máy / giảm cử động thai bất thường

Mặc dù hầu hết bệnh cảm lạnh không gây ra vấn đề cho mẹ và em bé nhưng cảm cúm nên được cân nhắc điều trị sớm. Các biến chứng của cúm làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh.

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai có các triệu chứng giống cúm cần đi khám và được điều trị ngay bằng thuốc kháng vi-rút.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phòng ngừa bị cảm khi mang thai. Điều quan trọng trong phòng ngừa cảm lạnh là giữ vệ sinh tốt, giữ ấm cơ thể, ăn uống lành mạnh và đi khám nếu có bất cứ triệu chứng nào bạn cho rằng bất thường.