Những thay đổi của thời tiết hay những tác động của môi trường bên ngoài rất dễ khiến bé bị nổi mẩn đỏ vì làn da của bé khá non nớt và rất nhạy cảm.Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng, những lưu ý dưới đây sẽ giúp các mẹ từng bước loại bỏ những vết tích xấu xí này trên da của bé.

Cách nhận biết da bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ và bí quyết giúp mẹ đẩy lùi vết mẩn đỏ 1

Bé bị nổi mẩn đỏ là dấu hiệu của dị ứng, một dấu hiệu khác của tình trạng viêm da cấp tính hoặc cũng có thể do những tác động của vi khuẩn. Các mẹ có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:

– Cơ thể bé xuất hiện những nốt đỏ cụ thể là phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái, ở những chỗ như: trán, mặt, gò má, da đầu của trẻ, ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra.

– Trẻ khóc lóc, không ăn ngủ được, nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị sưng hạch khá to.

– Mụn nước nhỏ hoặc mẩn mụn đỏ mọc trên bề mặt và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ trên da bị loét, chảy nước và đóng vảy.

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Bé bị nổi mẩn đỏ và bí quyết giúp mẹ đẩy lùi vết mẩn đỏ 2

– Bé bị chàm: ở các bé từ 1 – 5 tháng tuổi tình trạng bệnh này hay xảy đến, các vết mẩn đó có thể xuất hiện khắp người bé hay ở hai bên má, trên mặt. Dấu hiệu này có thể là do da bé bị khô hoặc báo hiệu của tình trạng dị ứng sữa nhưng cũng có thể khởi phát không có nguyên nhân cụ thể.

– Bé bị mụn kê: tình trạng này xảy tới khá phổ biến đối với những trẻ từ 3 tuần tuổi trở lên, những vết mẩn đỏ thường xuất hiện ở hai bên trán và thái dương và có thể sưng tấy trông giống như nhọt. Tuy không mang đến đau đớn cho trẻ nhưng lại khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng.

– Những tác động từ môi trường bên ngoài như: thời tiết hay phấn hoa có thể khiến trẻ bị dị ứng và là nguyên nhân khiến da bé bị nổi mẩn đỏ.

–  Do nhân tố gây dị ứng trong thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm biển, những thức ăn tanh nếu mẹ không biết chế biến phù hợp có thể khiến cho tình trạng mẩn ngứa ở bé xuất hiện.

–  Do cơ địa của trẻ: với nhiều trẻ có cơ địa dị ứng, sẽ thường xuyên xuất hiện những vết mẩn đỏ hoặc những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.

Bên cạnh đó, cũng có thể mang đến những mẩn đỏ trên da khi bé bị sốt hoặc côn trùng cắn.

Bí quyết giúp mẹ đẩy lùi những vết mẩn đỏ trên da bé

Bé bị nổi mẩn đỏ và bí quyết giúp mẹ đẩy lùi vết mẩn đỏ 3

Trước hết các mẹ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có thể xóa bỏ những vết mẩn đỏ trên da bé, có hướng điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát. Bên cạnh đó, để hạn chế những tổn thương có thể xảy đến cho da bé các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

– Đảm bảo da bé luôn sạch sẽ, không bị nắng gió làm ảnh hưởng hay vi khuẩn xâm nhập và quần áo của các bé lúc nào cũng phải thoải mái, mềm mại

– Để điều trị cho trẻ, tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid hay các chất kháng histamin bởi ảnh hưởng của thuốc dễ gây những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ và da bé còn non, hệ miễn dịch còn yếu nên tránh để bé gãi lên những vùng da tổn thương.

– Lựa chọn cho bé một thực phẩm phù hợp, đặc biệt để bổ sung dinh dưỡng cho bé được tốt nhất phải tìm hiểu về sự kích ứng của con đối với các loại thực phẩm.

– Bởi các tác nhân gây bệnh có thể đi qua sữa mẹ để xâm nhập vào cơ thể bé nên cần chú ý cả thực đơn hàng ngày của mẹ.

Các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu như tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ thường xuyên tái diễn.