Diễn hài dường như rất dễ dàng: bạn chỉ cần lên sân khấu và bắt đầu nói đùa. Không cần văn bản dài dòng, không cần màn hình, việc của bạn là làm vui lòng khán giả. Nhưng thực ra nó lại không dễ dàng chút nào, vì bạn cần phải nắm vững rất nhiều kỹ năng sao cho đủ hài hước để khiến toàn bộ khán giả cười trong 2-3 giờ đến khi kết thúc. Người diễn viên biết làm thế nào để thu hút khán giả, và bạn cũng có thể học rất nhiều điều từ những người vui tính này, và rút cho mình những kinh nghiệm quý giá cho việc nói trước đám đông.

1. Biết sử dụng cảm xúc để tạo sự liên kết với khán giả

Con người luôn khao khát kết nối với mọi người, hãy tận dụng lợi thế này. Nếu bạn để ý sẽ thấy một diễn viên hài bắt đầu buổi biểu diễn, đầu tiên họ sẽ chia sẻ một câu chuyện xấu hổ, buồn cười nào đó, hoặc những thứ gì khiến khán giả ủng hộ họ, làm khán giả đồng cảm.

Bạn có thể tận dụng những giây đầu tiên trong một buổi thuyết trình hay một cuộc họp để chia sẻ về những câu chuyện dễ hiểu, nó sẽ khiến mọi người xích gần nhau hơn.

2. Sử dụng giọng nói để vẽ lên hình ảnh trong tâm trí khán giả

Người diễn thuyết giỏi sẽ biết dùng tiếng nói của mình để đưa khán giả đến một nơi nào đó xa xăm. Họ miêu tả rất chi tiết và điều chỉnh giọng nói để có thể vẽ những hình ảnh họ muốn vào trong tâm trí người nghe.

Họ cần chắc chắn rằng họ có một chiếc micro chất lượng cao, cho phép họ thay đổi âm lượng, tiết tấu giọng nói, chuyển từ la hét đến thì thầm. Một diễn thuyết gia giỏi cần biết sử dụng micro như một chỗ dựa.

Bạn có thể học được gì? Bạn có thể sử dụng giọng nói của bạn để làm cho những người đối diện tưởng tượng ra họ đang ở trong một môi trường hoàn toàn khác. Hãy sử dụng bí quyết này khi bạn phải thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền của anh ấy vào những dự án mới của bạn. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn cố gắng giải thích dự án bằng những bản vẽ powerpoint.

3. Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ mạnh mẽ

Nhiều diễn viên hài thích sử dụng micro đứng, nó khiến cơ thể của họ tự do để thể hiện những cử chỉ, điệu bộ. Trong những câu chuyện hoặc những câu nói đùa, họ kèm theo rất nhiều ngôn ngữ cơ thể.

Cử chỉ của họ luôn rất rộng, chiếm rất nhiều không gian của sân khấu. Nó khiến họ được toàn bộ khán giả nhìn thấy, đương nhiên đây cũng bởi vì họ có sự tự tin.

Bạn không cần phải phóng đại khi nói chuyện với khán giả, nhưng hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bổ sung cho lời nói. Nếu bạn không có một chiếc micro, hãy luyện tập với những công cụ tương tự, chẳng hạn như một cây chổi cho micro đứng, một cái bàn chải cho micro tay.

4. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài phát biểu

Diễn thuyết gia giỏi sẽ luôn chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài phát biểu, ví dụ mỗi khi sắp kết thúc buổi diễn, họ thường nhắc lại trò đùa hoặc một vấn đề nổi bật đã đề cập trước đó. Đây là cố ý, nó khiến khán giả nhớ đến nội dung buổi diễn dễ dàng hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên sử dụng kỹ thuật này để thu hút người nghe và khiến họ nhớ toàn bộ bài thuyết trình, đặc biệt nếu nó là một bài dài.

Nếu một lần nào đó được bạn xem một nhà diễn thuyết biểu diễn trên sân khấu, tôi tin rằng bạn đã có một cái nhìn mới về họ và hãy thử khám phá ra bí quyết biểu diễn của họ nhé, áp dụng nó vào trong bài thuyết trình của mình và vươn tới mục tiêu trở thành bậc thầy nói chuyện trước công chúng.

-BIÊN DỊCH-