Nhiều người tin rằng có những người sinh ra đã có mang máu lãnh đạo trong mình. Bên cạnh đó thì cũng có những người cho rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực học hỏi. Dù cho mình có khiếu lãnh đạo thế nào đi chăng nữa, thì bản thân cũng nên học tập không ngừng để nâng cao trình độ. Vì vậy nếu như bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì đừng bỏ qua 12 lời khuyên dưới đây.

1. Hình mẫu tích cực

Khi bạn là một nhà lãnh đạo thì mọi hành động, cách ứng xử của bạn ở công ty chính là tiêu chuẩn đánh giá. Bạn có thể ban hành quy định, trình bày mong muốn của bạn đối với nhân viên trong công ty, và để khuyến khích được nhân viên thực hiện đúng, bạn phải là người đầu tiên thực hiện tất cả các yêu cầu đó.

2. Khiêm tốn

Hãy chia sẻ thành công cùng nhân viên của bạn. Dũng cảm thừa nhận những sai lầm chính là cách để nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Thay vì đổ lỗi cho hết người này đến người khác, thì hãy học cách xin lỗi khi cần thiết và thừa nhận khi bạn không có hướng giải quyết vì có thể chính lúc đó bạn lại tìm kiếm được câu trả lời. Chỉ bằng vài hành động nhỏ như vậy, bạn sẽ luôn được mọi người yêu quý, tin tưởng. Bạn cũng nên thứ lỗi cho nhân viên để tạo một môi trường hòa đồng, thân thiện, hợp tác.

3. Giao tiếp hiệu quả

Hãy cho nhân viên của bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe họ. Khi nhân viên trình bày một vấn đề nào đó, hãy cố gắng giữ tập trung; ánh mắt chính là phương tiện để cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe. Tự tin trong giao tiếp cũng giúp bạn có được niềm tin từ mọi người. Hãy thể hiện bạn là người luôn mong muốn được nghe ý kiến của người khac. Cố gắng giải quyết mọi thắc mắc, hiều lầm càng sớm càng tốt. Nếu có thời gian bạn hãy ghi lại các ý chính trong các cuộc họp, buổi thảo luận và sau đó gửi mail cho nhân viên để hạn chế những hiểu lầm giữa lãnh đạo và nhân viên.

4. Tìm người tư vấn

Một nhà lãnh đạo tự tin sẽ không bao giờ ngừng học hỏi, họ luôn muốn nhận được ý kiến, phản hồi từ bạn bè, đồng nghiệp về những gì họ làm. Tìm kiếm lời khuyên của người khác không phải là biểu hiện của sự kém cỏi là đó chinh là tinh thần ham học.

5. Ý thức tình cảm.

Xét cho cùng, thương trường là nơi đấu trí con người. Nếu như với nhiều người, thương trường không có chỗ để tình cảm chen chân, thì đối với nhà lãnh đạo giỏi họ lại cố gắng để tìm hiểu về tính cách, con người đối thủ. Chính những nhà lãnh đạo như vậy lại thừa nhận rằng tình cảm đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cần thiết để hiểu rõ hơn những người xung quanh.

6. Khuyến khích sáng tạo.

Sáng tạo là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công trong công ty. Sáng tạo không chỉ bắt đầu từ những nhà lãnh đạo mà còn bắt đầu từ chính những nhân viên nhỏ bé. Hãy khuyến khích những sáng tạo bằng cách đóng góp những lời khuyên chân thành hay những phản hồi tích cực tới nhân viên

. Cơ hội để được trưng diện những ý tưởng sáng tạo còn giúp nhân viên tận tâm hơn với công việc, giải quyết vấn đề tốt hơn, tạo nên hiệu quả công việc. Những phần thưởng sáng tạo chính là liều thuốc để họ phát huy hết tiềm năng của bản thân.

7. Đam mê với công việc

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải tâm huyết với nghề, có niềm tin mạnh mẽ vào các mục tiêu đã đề ra và sự cố gắng của bản thân. Nếu như bạn muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công việc, thì bạn phải là người tiên phong. Đừng ngại nói lên niềm đam mê của mình.

8. Hiểu rõ nhân viên.

Hiểu rõ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong thành công của cả nhóm, của cả công ty. Thay vì hỏi lỗ liệu, hãy tìm hiểu về gia đình, bạn bè và các hoạt động họ thích một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Khi làm như vậy, bạn đã âm thầm chứng minh được rằng bạn là nhà lãnh đạo biết quan tâm tới nhân viên bất kể họ ở vị trí nào.

Hãy viết lại các thông tin quan trọng của nhân viên. Trước các buổi phỏng vấn hoặc báo cáo trong công ty, bạn nên đọc lại những ghi chú đó bởi vì chúng có thể giúp bạn đưa ra những nhận xét đúng đắn về nhân viên và khiến cho họ hiểu được rằng đã, đang và sẽ luôn được quan tâm.

9. Suy nghĩ tích cực

Cảm thấy vui vẻ, tích cực khi mọi sự như ý là điều đương nhiên, nhưng một nhà lãnh đạo tốt còn phải tự tin ngay cả khi gặp khó khăn. Hãy cùng nhau vượt qua khó khăn và lấy mình làm nguồn cảm hứng cho nhân viên, coi khó khăn như là cơ hội để học hỏi. Một cái nhìn lạc quan về cuộc sống giúp bạn tạo một môi trường vui vẻ, hòa đồng mà nhân viên nào cũng khao khát muốn có. Cuối cùng thì đừng bao giờ coi thường bất cứ ai nếu như không muốn mất đi những người đồng nghiệp tốt bụng.

10. Hãy là chính mình.

Tất cả lãnh đạo đều có cách cư xử riêng với mọi người. Hãy thử đến gặp một vài chuyên gia tư vấn để họ giúp bạn nhận ra thế mạnh và điểm yếu của bản thân. Họ cũng sẽ giúp bạn tìm cách vượt qua nhược điểm để phát huy được nhiều ưu điểm nhất có thể. Ngoài ra thì những phản hồi từ phía nhân viên chính là tiêu chuẩn đánh giá khả năng lãnh đạo của bạn chuẩn xác nhất. Vì vậy, đừng ngại gì cả mà hãy mạnh dạn sẻ chia mọi điều trong cuộc sống để nhân viên có thể hiểu rõ hơn về sếp của họ. Hãy dành một chút thời gian trong công ty mà ở đó mỗi người được là chính mình.

11. Học hỏi những tiền bối đi trước.

Hãy xem những nhà lãnh đạo đi trước như là những tấm gương và tìm hiểu xem tại sao họ thất bại, tại sao họ thành công. Nếu có thể thì bạn nên làm một phép so sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau trong phong cách lãnh đạo của họ và bạn. Mỗi người đều mang cho mình một phong cách lãnh đạo riêng. Bạn sẽ không thể giống hệt được với những tiền bối ở cùng vị trí hoặc cùng công ty. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng thay vì bắt chước phong cách của một ai đó, cố gắng để cải thiện khả năng lãnh đạo của mình và giữ cho mình một phong cách độc đáo sẽ tốt hơn.

12. Thử thách nhân viên.

Cuộc sống công sở sẽ trở nên vô vùng tẻ nhạt nếu như nhân viên của bạn cứ phải làm đi làm lại các việc giống nhau. Hãy mang đến cho họ những thử thách mới mẻ phù hợp với khả năng, khéo léo đưa ra các phản hồi khi họ thực hiện một dự án mới. Học hỏi và làm chủ được thử thách sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và chứng tỏ bạn tin vào họ và họ là một phần không thể thay thế được trong công ty. Thử thách chính là cơ hội và nâng cao tay nghề cho mỗi nhân viên và cho cả bản thân bạn.

-BIÊN DỊCH-