Mỗi ngày, mọi người có thể dùng vài tiếng để tập gym, tập thể dục giữ gìn hình thể. Ngoài hình thể thì một giọng nói hay cũng vô cùng quan trọng bởi giọng nói là một yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công, đặc biệt đối với ca sỹ và diễn viên.

Theo Norman Hogikyan và các bác sỹ làm việc tại hệ thống y tế đại học Michigan ở Mỹ thì: “Giọng nói chính là sứ giả đưa bạn đến với thế giới bên ngoài, nó khắc họa tính cách, tình cảm trong con người bạn. Những người xung quanh thường đánh giá bạn dựa trên giọng nói. Chính vì vậy bất cứ khi nào bạn nói hay cất tiếng hát, thì hãy nghĩ đến điều mà khán giả đang thực sự phải nghe. Nếu giọng nói của bạn có vấn đề thì nó vô tình gây tác động vô cùng to lớn đến cuộc sống.”

Theo thông tin của Viện Nghiên Cứu về Tai Mũi Họng Hoa Kỳ thì có khoảng 7 triệu người dân Mỹ mắc chúng rối loạn giọng nói. Để giúp người dân nâng cao hiểu biết về giọng nói, thì Hogikyan và đồng nghiệp đã đưa ra 10 lời khuyên giúp giữ gìn một giọng nói khỏe mạnh.

1. Uống nhiều nước, tránh xa rượu, bia và thực phẩm có chứa caffeine. Thường thì dây thanh của chúng ta rung rất nhanh vì vậy chúng ta cần cung cấp một lượng nước đủ để dây thanh hoạt đông trơn tru. Chú ý quan trọng: Hãy ăn thật nhiều các thực phẩm có khả năng chống háo nước tốt bao gồm: táo, lê, dưa hấy, đào, mận, nho, ớt chuông,…

2. Hãy cho phép dây thanh của mình được nghỉ ngơi mỗi ngày, đặc biệt là sau một thời gian dài hoạt động. Với những người làm nghề giáo viên, thay vì nói liên tục cả trong giờ giải lao, trò chuyện náo nhiệt với bạn bè đồng nghiệp thì hãy tìm một nơi nào đó thật yên tĩnh để ăn trưa và nghỉ ngơi.

3. Không được hút thuốc lá vì hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thu vòm họng. Việc hít phải khói thuốc cũng có thể gây tổn thương cho dây thanh.

4. Không được lạm dụng giọng nói. Tránh la hét, gào thét và không nói quá to ở khu vực ồn ào. Nếu như cảm thấy cổ họng khô, mệt hoặc khàn giọng thì bạn nên nói ít đi. Giọng bị khàn chính là một dấu hiệu dây thanh quản của bạn đã bị sưng tấy.

5. Khi hát các nốt cao hay thấp thì bạn cũng phải giữ họng và cơ cổ được thư giãn. Nhiều ca sĩ có thói quen ngẩng đầu khi hát các nốt cao và cúi đầu khi hát các nốt thấp. Sau một khoảng thời gian, họ có thể sẽ phải trả giá cho chính thói quen tưởng chừng vô hại ấy. Tác hại của nó là làm căng cơ thanh và khiến khoảng âm vực bị thu hẹp lại.

6. Chú ý tới cách nói hằng ngày. Kể cả chính những nghệ sỹ hát rất hay vẫn có thể tự hủy hoại dây thanh của mình. Herseth cho rằng: “Chúng ta nên thở nhiều hơn khi nói”.

7. Không nên hắng giọng quá nhiều: Hắng giọng khiến cho các dây thanh của chúng ta va đập mạnh. Do đó, nếu hắng giọng thường xuyên thì dây thanh sẽ bị tổn thương gây khan tiếng. Hãy nhấp một ngụm nước để làm mát cổ họng. Ngoài ra nếu như bạn cảm thấy bạn phải hắng giọng quá nhiều thì có thể đến gặp bác sỹ để được tư vấn bởi vì rất có thể bạn đang mắc các bệnh như trào ngược axit, dị ứng hoặc xoang.

8. Khi ốm, hãy cố gắng bảo vệ họng của mình, đừng để ốm lan sang họng. Khi khan giọng do cảm lạnh hay lây nhiễm, bạn nên giữ im lặng càng lâu càng tốt.

9. Khi bạn nói trước đám đông, ở ngoài trời hay nơi công cộng, hãy sử dụng micro để tránh căng giọng gây đau rát.

10. Giữ ẩm cho nhà và nơi làm việc bởi vì độ ẩm có tác dụng rất tốt đối với giọng nói.

Bên cạnh việc giữ gìn một giọng nói khỏe mạnh, chúng ta cũng cần các bài tập khởi động cho cổ họng. Dưới đây là một vài động tác đơn giản mỗi ngày:

1. Uốn lưỡi vào buổi sáng (có thể là trong nhà tắm hoặc trên đường đi làm) khiến chúng ta thuận tiện hơn trong việc hít thở.

2. Khởi động bằng cách nói nhẹ nhàng vào buổi sáng.

3. Nếu như bạn muốn thực hiện các bài khởi động phức tạp hơn như luyện thanh thì đầu tiên phải bắt đầu từ các bài đơn giản.

4. Chăm chỉ tập khởi động mỗi ngày giúp các cơ cổ, vai và hàm không bị co cứng.

5. Cuối ngày, lặp lại các bài trên.

-BIÊN DỊCH-